Tóm tắt bài
1.1. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời
- Khái niệm: Là chuyển động nhìn thấy nhưng không có thật của Mặt Trời hàng năm diễn ra giữa hai chí tuyến.
- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động cho ta ảo giác Mặt Trời chuyển động.
- Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lượt xuất hiện từ chí tuyến Nam (22/12) lên chí tuyến Bắc (22/6).
- Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm: khu vực giữa hai chí tuyến.
- Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần/năm: tại chí tuyến Bắc và Nam.
- Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: vùng ngoại chí tuyến Bắc và Nam.
1.2. Các mùa trong năm
- Mùa là một phần thời gian của năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
- Mỗi năm có 4 mùa:
- Mùa xuân: từ 21/3 (lập xuân) đến 22/6 (hạ chí).
- Mùa hạ: từ 22/6 (hạ chí) đến 23/9 (thu phân).
- Mùa thu: từ 23/9 (thu phân) đến 22/12 (đông chí)
- Mùa đông: từ 22/12(đông chí) đến 21/3 (xuân phân).
(Bảng phân chia theo mùa)
- Ở Bắc bán cầu mùa ngược lại Nam bán cầu. Nguyên nhân do trục Trái Đất nghiêng không đổi phương khi chuyển động, nên Bắc bán cầu và Nam bán cầu lần lượt ngả về phía Mặt Trời, nhận được lượng nhiệt khác nhau sinh ra mùa, nóng lạnh khác nhau.
1.3. Ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ
- Khi chuyển động, do trục Trái đất nghiêng, nên tùy vị trí của Trái đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
- Theo mùa:
- Ở Bắc bán cầu:
- Mùa xuân, mùa hạ:
- Từ 21/3 đến 23/9 ngày dài hơn đêm.
- Ngày 21/3: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.
- Ngày 22/6: thời gian ngày dài nhất.
- Mùa thu và mùa đông:
- Từ 23/9 đến 21/3 năm sau: ngày ngắn hơn đêm.
- Ngày 23/9: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.
- Ngày 22/12: thời gian ngày ngắn nhất. * Ở Nam bán cầu thì ngược lại:
- Theo vĩ độ:
- Ở xích đạo quanh năm ngày bằng đêm.
- Càng xa Xích đạo thời gian ngày và đêm càng chênh lệch.
- Tại vòng cực đến cực ngày hoặc đêm bằng 24 giờ.
- Ở cực: Có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.
2. Luyện tập và củng cố
Qua bài này các em phải nắm được: Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời. Các năm theo mùa. Ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
-
A.
Tp . Hồ Chí Minh.
-
B.
Nha Trang.
-
C.
Vinh.
-
D.
Hà Nội.
-
-
A.
Từ 21 – 3 đến 23 – 9.
-
B.
Từ 22 - 6 đến 22 – 12.
-
C.
Từ 23 – 9 đến 21 – 3.
-
D.
Từ 22 – 12 đến 22 – 6.
-
-
A.
21- 3 và 22 – 6.
-
B.
22 – 6 và 22 – 12.
-
C.
21 – 3 và 23 – 9.
-
D.
22 – 12 và 21 – 3.
Câu 4 - Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 10 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 2 trang 24 SGK Địa lý 10
Bài tập 3 trang 24 SGK Địa lý 10
Bài tập 1 trang 18 SBT Địa lí 10
Bài tập 2 trang 18 SBT Địa lí 10
Bài tập 3 trang 19 SBT Địa lí 10
Bài tập 4 trang 19 SBT Địa lí 10
Bài tập 5 trang 20 SBT Địa lí 10
Bài tập 6 trang 20 SBT Địa lí 10
Bài tập 1 trang 9 Tập bản đồ Địa Lí 10
Bài tập 2 trang 9 Tập bản đồ Địa Lí 10
Bài tập 3 trang 10 Tập bản đồ Địa Lí 10
Bài tập 4 trang 10 Tập bản đồ Địa Lí 10
3. Hỏi đáp Bài 6 Địa lí 10
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!