Trang chủ Lớp 10 Địa lý Lớp 10 SGK Cũ Chương III: Cấu Trúc Của Trái Đất. Các Quyển Của Lớp Vỏ Địa Lý Địa lí 10 Bài 10: Thực hành Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và vùng núi trẻ trên bản đồ

Địa lí 10 Bài 10: Thực hành Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và vùng núi trẻ trên bản đồ

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Xác định trên hình 10 (trang 38 SGK Địa lý 10) và Bản đồ các mảng kiến tạo (hình 7.3, trang 27 SGK Địa lý 10), các vành đai động đất, núi lửa và và Bản đồ Tự nhiên Thế giới các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ.

Hình 10. Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ

(Hình 10. Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ)

Hình 7.3. Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển

(Hình 7.3. Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển)

Trả lời: 

1. Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên Thế giới:

  • Vành đai động đất, núi lửa: Vành đai Thái Bình Dương, khu vực Địa Trung Hải, khu vực Đông Phi…
  • Các vùng núi trẻ: Châu Âu: Anpơ, Capca, Pirênê; Châu Á: Himalaya; Châu Mĩ: Coocđie, Anđet…

2. Nhận xét sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên Thế giới:

  • Có sự trùng lặp về vị trí các vùng có nhiều động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ. Sự hình thành chúng có liên quan với vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo thạch quyển.
  • Sự phân bố động đất, núi lửa là theo khu vực. Núi lửa thường tập trung thành một số vùng lớn, trùng với những miền động đất và tạo núi hoặc trùng với những vùng kiến tạo lớn của Trái Đất. Hoạt động núi lửa cũng là kết quả của các thời kì kiến tạo ở trong lòng Trái Đất, có liên quan với các vùng tiếp xúc của các mảng.
  • Các vùng núi trẻ mới được hình thành cách đây không lâu, các dãy núi chưa bị phá huỷ, bào mòn, hạ thấp mà còn đang được nâng cao thêm. Sự hình thành chúng cũng có liên quan với các vùng tiếp xúc của các mảng.

1.2. Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ.

Trả lời: 

1. Các vành đai động đất và phân bố

  • Có 5 vành đai động đất chính:
    • Vành đai động đất Thái Bình Dương: bắt đầu từ Niu – Dilân ngược lên các quần đảo Philiphin, Nhật Bản, Camsatca, Aleut, Alaxca, bang Caliphoocnia ( Hoa Kì), khu vực Trung Mĩ và dãy Anđet.
    • Vành đai động đất Địa Trung Hải: bắt đầu từ Malayxia kéo dài qua dãy Himalaya đến biển Caxpi, Hắc Hải và Địa Trung Hải.
    • Đường động đất dọc theo sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương
    • Đường động đất dọc theo sống núi ngầm giữa Ấn Độ Dương
    • Đường động đất Đông Phi dọc theo vết đứt gãy sâu cua trái đất kéo dài từ các hồ lớn ở Đông Phi men theo bờ Hồng Hải đến biển chết và thung lũng sông Giooc – đan ở I-xra-en.

2. Các vành đai núi lửa và phân bố

  • Có 4 vành đai núi lửa chính:
    • Vành đai lửa Thái Bình Dương: bắt đầu từ Tân Tây Lan lên Irian, qua Inđonexia, Phi Luật Tân, Nhật Bản, quần đảo Curin, bán đảo Camsatca, miền tây Bắc Mĩ và tới châu Nam Cực.
    • Vành đai núi lửa Địa Trung Hải: phân bố ở bờ biển các đảo Địa Trung Hải kéo dài đến Tiểu Á và Capcađơ.
    • Vành đai núi lửa Đại Tây Dương: phân bố ở các đảo Ieeland, Acoras, Canarias, Ascensio.
    • Vành đai núi lửa Đông Phi: phân bố dọc theo đường đứt gãy lớn Đông Phi.

3. Các vùng núi trẻ và phân bố

  • Dãy Anpơ, capca, Pirene… phân bố ở Châu Âu.
  • Dãy Himalaya… phân bố ở Châu Á 
  • Dãy Coocdie, Andet…. Phân bố ở Châu Mỹ.

4. Mối quan hệ giữa sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo của thạch quyển.

  • Quan sát bản đồ kiến tạo mảng dưới đây, em có nhận xét gì về mối liên quan giữa sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo của thạch quyển?
  • Quan sát bản đồ kiến tạo mảng của thạch quyển cho thấy Sự phân bố của động đất , núi lửa thường tập trung thành những khu vực lớn.
  • Núi lửa thường tập trung thành một số vùng lớn, trùng với những miền động đất và tạo núi hoặc trùng với những đường kiến tạo lớn của trái đất.
  • Ví dụ: vành đai lửa Thái Bình Dương, khu vực Địa Trung Hải…
  • Hoạt động núi lửa cũng là kết quả của các thời kì kiến tạo ở trong lòng Trái Đất và có liên quan với các vùng tiếp xúc của các mảng 
  • Sự hình thành các miền núi trẻ cũng liên quan tới các vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo.
  • Các núi trẻ mới được hình thành cách đây không lâu, vẫn chưa bị mài mòn mà ngày càng được nâng cao thêm lên:
  • Ví dụ: dãy Anpơ, Capca….ở Châu Âu, dãy Himalaya….ở Châu Á….

2. Luyện tập và củng cố

Học xong bài này các em phải rèn luyện cho mình kĩ năng đọc bản đồ, xác định trên bản đồ sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và vùng núi trẻ... để áp dụng trong học tập và trong cuộc sống.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 10 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 38 SGK Địa lý 10

Bài tập 2 trang 38 SGK Địa lý 10

Bài tập 1 trang 30 SBT Địa lí 10

Bài tập 2 trang 30 SBT Địa lí 10

Bài tập 1 trang 14 Tập bản đồ Địa Lí 10

Bài tập 2 trang 14 Tập bản đồ Địa Lí 10

3. Hỏi đáp Bài 10 Địa lí 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247