Trang chủ Lớp 7 Khác Lớp 7 SGK Cũ Bài 4. Trùng roi Tất tần tật lý thuyết cần nhớ về trùng roi - Sinh học 7

Tất tần tật lý thuyết cần nhớ về trùng roi - Sinh học 7

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Ở bài viết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu các kiến thức liên quan về trùng roi sinh học 7 như thế nào là trùng roi xanh, bệnh trùng roi, trùng roi giống và khác thực vật ở điểm nào. Đi vào tìm hiểu ngay thôi.

I) Tổng quát trùng roi xanh

Trùng roi xanh

1) Cấu tạo và di chuyển

- Là một cơ thể động vật đơn bào cỡ nhỏ, có kích thước khoảng 0,05mm.

- Ở dạng hình thoi, đầu nhọn và đuôi tù.

- Bộ phận cơ thể gồm roi, điểm mắt, màng cơ thể, hạt diệp lục, nhân, chất dự trữ, không bào co bóp.

- Nhờ roi nên khi di chuyển trùng roi vừa tiền vừa xoay.

2) Dinh dưỡng

- Trùng roi vừa dị dưỡng, vừa tự dưỡng:

  • Chúng tự dưỡng khi ở nơi có ánh sáng (giống như thực vật) và mất dần màu xanh khi ở trong tối lâu ngày, khi đó sẽ chuyển sang dị dưỡng.
  • Dị dưỡng nhờ đồng hóa những chất hữu cơ có sẵn hòa tan do các sinh vật khác chết phân hủy ra.

- Cơ quan hô hấp: màng tế bào.

- Không bào co bóp có chức năng thải bã ra bên ngoài.

3) Sinh sản ở trùng roi xanh

Trùng roi sinh sản vô tính: Phân đôi cơ thể theo chiều dọc, từ cơ thể gốc (mẹ) phân chia nhân và tế bào chất ra thành hai cá thể mới.

Sinh sản ở trùng roi

4) Hướng sáng: Cảm nhận được ánh sáng do có điểm mắt.

5) Tập đoàn trùng roi xanh

- Nơi sống: ao, giếng nước.

- Hình dạng: Hình cầu màu xanh lá

- Thành phần: Gồm nhiều tế bào có roi hợp thành.

- Sinh sản: vừa vô tính vừa hữu tính

  • Sinh sản vô tính diễn ra ở một số cá thể chìm vào trong, phân chia ra tập đoàn mới nằm trong tập đoàn mẹ nên khi tập đoàn con muốn thoát ra ngoài thì phải đợi tập đoàn mẹ chết đi.
  • Sinh sản hữu tính diễn ra ở một số cá thể rụng roi chuyển trực tiếp thành giao tử cái, một số cá thể khác thì biến thành tế bào đực. Giao tử đực sẽ đi tìm giao tử cái sau khi được tung vào nước, hợp tử phân cắt cho ra tập đoàn mới bên ngoài tập đoàn mẹ.

6) Lợi ích và tác hại của trùng roi

- Lợi:

  • Chỉ thị độ sạch của môi trường nước
  • Thức ăn của một số động vật thủy sinh

- Hại:

  • Gây bệnh trùng roi ở âm đạo.
  • Bệnh ngủ châu Phi ở con người.

II) Tế bào trùng roi giống và khác thực vật ở điểm nào?

  Trùng roi Thực vật
Giống nhau

- Có cấu tạo từ tế bào

- Có khả năng tự dưỡng

- Trong tế bào cũng gồm các thành phần như: nhân, chất nguyên sinh, các hạt diệp lục.

Khác nhau

- Có thể dị dưỡng trong tối lâu ngày.

- Có ti thể, roi

- Có khả năng di chuyển

- Không thể dị dưỡng trong tối

- Không có ti thể, roi

- Không có khả năng di chuyển

III) Luyện tập

Câu 1: Hãy trình bày hình dạng cấu tạo; hoạt động di chuyển, sinh sản, dinh dưỡng của tế bào trùng roi và tập đoàn trùng roi.

Câu 2: Tại sao có lúc có màu xanh lá cây, có lúc thì bị mất dần đi màu xanh lá đó?

Câu 3: Giải thích tại sao lại gọi là tập đoàn trùng roi?

Trên đây là những kiến thức lý thuyết căn bản cần nắm được về trùng roi xanh mà đã tổng hợp được. Hy vọng vài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập, hãy để lại comment đáp án và ý kiến thắc mắc của bạn ở bên dưới nhé!

Copyright © 2021 HOCTAP247