Lịch sử 10 Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1.  Tình hình nước Pháp trước cách mạng

1. Tình hình kinh tế, xã hội

a. Kinh tế

  • Thế kỉ XVIII, Pháp là nước nông nghiệp lạc hậu, công cụ và phương thức canh tác.
  • Đời sống nhân dân khổ cực.

Tình cảnh của nông dân trước cách mạng

  • Qua hình "tình cảnh của nông dân trước cách mạng":
    • Nông dân chống chiếc cuốc (công cụ lao động chủ yếu) chứng minh cho 1 nền nông nghiệp lạc hậu.
    • Trên lưng là hai người đại diện cho cho đẳng cấp quí tộc và tăng lữ.  Người ngồi trước đeo thánh giá mặt áo choàng, khuôn mặt thể hiện sự sung sướng trong túi là những khế ước mà người nông dân vay mượn, cầm cố đất đai (tăng lữ). Người ngồi sau đeo kiếm dài trang sức sang trọng (quí tộc).
    • Dưới chân là những con thỏ, chuột phá hoại mùa màng. à tất cả đều hại nông dân.
    • Bức tranh tạo biểu tượng thể hiện cho 3 đẳng cấp trong xã hội Pháp lúc bấy giờ. Mối quan hệ giữa 3 đẳng cấp này là Qúi tộc, tăng lữ bóc lột nhân dân.

⇒ Đến cuối thế kỉ XVIII, nông nghiệp Pháp vẫn là một nền nông nghiệp lạc hậu, đời sống nhân dân bị bóc lột nặng nề.

  • Công nghiệp: đã phát triển, máy móc được sử dụng nhiều.
  • Ngoại thương: buôn bán với các nước châu Âu và phương Đông.

b. Chính trị

  • Duy trì chế độ quân chủ chuyên chế, do Lu-I XVI đứng đầu.

c. Xã hội

  • Chia làm 3 đẳng cấp
    • Đẳng cấp quý tộc : có mọi quyền , không đóng thuế
    • Đẳng cấp tăng lữ: có mọi quyền , không đóng thuế
    • Đẳng cấp 3  gồm  tư sản , nông dân, bình dân thành thị , làm ra của cải ,không có quyền về chính trị  , phải đóng thuế , và làm nghĩa vụ phong kiến .Nông dân chiếm 90% dân số , tư sản đứng đầu đẳng cấp thư ba  vì họ có học , có quyền lợi kinh tế , nhưng không có tiền
  • Mâu thuẫn xã hội gay gắt ⇒ Cách mạng bùng nổ.

2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng

  • Những tư tưởng tiến bộ phê phán những quan điểm lỗi thời, giáo lý lạc hậu, mở đường cho xã hội phát triển. Triết học ánh sáng dọn đường cho cách mạng bùng nổ, định hướng cho một xã hội mới tương lai.
  • Mông-te-xki-ơ: Thẩm phán, đả kích quân chủ chuyên chế, lập nền quân chủ lập hiếnà giành quyền lợi cho giai cấp tư sản.
  • Vôn- te: Hạn chế quyền vua, giành quyền cho đại tư sản.
  • Rút – xô: Con thợ  sửa đồng hồ ở Thụy Sĩ , lập nền cộng hòa à giành quyền lợi cho giai cấp tiểu tư sản, nông dân, công nhân.

⇒ Những quan điểm khác nhau, phản ánh quyền lợi của giai cấp khác nhau, nhưng trong thời kì chế độ phong kiến thối nát, lạc hậu, họ đã kịch liệt phê phán, lên án, phản đối chế độ phong kiến và nhà thờ Ki-tô giáo, đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng nhà nước mới.

⇒ Như vậy, Triết học ánh sáng đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, nó dọn đường cho cách mạng bùng nổ. ⇒ Mở ra chân trời mới trong lịch sử loài người.

1.2. Tiến trình cách mạng

1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến

a. Nguyên nhân trực tiếp

  • 5-5-1789 Do vua Lu-I XVI triệu tập quốc hội 3 đẳng cấp đòi tăng thuế.

b. Diễn biến

Thời gian

Sự kiện

14/7/1789

Quần chúng phá ngục Ba-xti, mở đầu cho cách mạng Pháp.

8/1789

Quốc hội lập hiến được thiết lập: Thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.

9/791

Thông qua hiến pháp, xác lập nền chuyên chính tư sản (quân chủ lập hiến).

2. Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hòa được thành lập

  • 10-8-1792 quần chúng Pa-ri nổi dậy tấn công hoàng cung bắt vua và hoàng hậu chính quyền chuyển sang tay Tư sản công thương (gọi là phái Ghi-rô-đanh).
  • 21-9-1792, quốc hội tuyên bố lập nền cộng hòa thứ nhất, xử tử nhà vua.

  • Đầu năm 1793, nước Pháp đứng trước khó khăn mới.

    • Trong nước: bọn phản động nổi dậy; đời sống nhân dân khó khăn.

    • Bên ngoài: Liên minh phong kiến châu Âu đe dọa cách mạng.

  • Chính sách phái Girongdanh
    • Bầu quốc hội mới theo phổ thông đầu phiếu.
    • Thành lập nền cộng hòa thứ nhất (21/9/1792).
    • Xử tử Lui XVI ( 21/1/1793).
    • Đầu năm 1793, nước Pháp lâm vào khó khăn cả trong và ngoài nước.
    • 31/5 và 2/6/1793, quần chúng Pa-ri đứng lên khởi nghĩa. Lật đổ phái Girôđanh, giành chính quyền về tay phái Giacôbanh.

3. Nền chuyên chính Giacôbanh - đỉnh cao của cách mạng

  • Phái gia-cô-banh lên nắm chính quyền gặp lúc đất nước hết sức khó khăn.
  • Giải quyết ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân.
  • Thông qua hiến pháp mới, mở rộng tự do dân chủ.
  • Ban hành lệnh "Tổng động viên".
  • Xóa nạn đầu cơ tích trữ...
  • Kết quả: 
    • Nội loạn bị dập tắt.
    • Thắng lợi trong liên minh chống phong kiến ở châu Âu. ⇒ Đưa cách mạng đạt đến đỉnh cao.
  • Ngày 27/7/1794, phái tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính ⇒ Cách mạng thoái trào.

4.Thời kỳ thoái trào

  • Phái Téc-mi-đo lên nắm chính quyền đã có những việc làm:

    • Thành lập nền Đốc chính.

    • Luật giá tối đa bị bãi bỏ.

    • Khủng bố những người cách mạng.

    • Thủ tiêu các quyền tự do dân chủ…

  • Hậu quả
    • Các thế lực phong kiến ngóc đầu dậy, âm mưu nổi loạn đòi phục hồi dòng Buốc-bông.
    • Nước Pháp bị xáo trộn và gặp khó khăn.
    • 9/11/1799, Na-pô-lê-ông Pô-na-pác làm cuộc đảo chính thiết lập chế độ độc tài quân sự.
    • 1815 Chế độ quân chủ lại được phục hồi ở Pháp.

1.3. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII

1. Đối với nước Pháp

  • Lật đổ chế độ phong kiến, mọi tàn dư của chế độ phong kiến bị thủ tiêu.
  • Người nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết.
  • Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ tạo điều kiện cho CNTB phát triển.

2. Đối với thế giới

  • Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của CNTB ở những nước tiên tiến Âu-Mĩ. 
  • Ảnh hưởng đến nhiều nước để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử thế giới, thúc đẩy lực lượng tiến bộ đứng lên chống phong kiến.

2. Luyện tập và củng cố

Học xong bài này các em phải lí giải được "vì sao cách mạng Pháp là cuộc cách mạng điển hình nhất?" trong thời kì cận đại. Rút ra so sánh với 3 cuộc cách mạng Tư sản đã học bài trước để có những nhận thức đúng đắn về lịch sử thế giới.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 31 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4 - Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 10 Bài 31 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập Thảo luận 2 trang 155 SGK Lịch sử 10 Bài 31

Bài tập Thảo luận 3 trang 155 SGK Lịch sử 10 Bài 31

Bài tập Thảo luận trang 156 SGK Lịch sử 10 Bài 31

Bài tập Thảo luận trang 157 SGK Lịch sử 10 Bài 31

Bài tập Thảo luận trang 158 SGK Lịch sử 10 Bài 31

Bài tập 1 trang 133 SBT Lịch sử 10 Bài 31

Bài tập 2 trang 135 SBT Lịch sử 10 Bài 31

Bài tập 3 trang 135 SBT Lịch sử 10 Bài 31

Bài tập 4 trang 136 SBT Lịch sử 10 Bài 31

Bài tập 5 trang 136 SBT Lịch sử 10 Bài 31

Bài tập 6 trang 137 SBT Lịch sử 10 Bài 31

Bài tập 7 trang 137 SBT Lịch sử 10 Bài 31

3. Hỏi đáp Bài 31 Lịch sử 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247