Trang chủ Lớp 8 Soạn văn Lớp 8 SGK Cũ Liên kết các đoạn văn trong văn bản Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản - Ngắn gọn nhất

Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản - Ngắn gọn nhất

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

I. TÁC DỤNG CỦA VIỆC LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

 1. Hai đoạn văn trong SGK cùng kể về nhà trường, bạn bè nhưng không có mối liên hệ với nhau vì:

 - Đoạn trước kể về ngày học sinh tựu trường.

 - Đoạn sau nêu cảm tưởng về trường lớp.

2.

a. Nhưng hai đoạn văn này được viết lại có thêm tổ hợp từ “trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa cho đoạn văn.

b. Hai đoạn văn đã diễn tả bảo đảm tính mạch lạc của văn bản.

 c. Như vậy, tổ hợp “trước đó mấy hôm” là phương tiện chuyển đoạn, để chúng liền ý, liền mạch.

II. CÁCH LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

   Có hai biện pháp để chuyện đoạn văn:

1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn

a. Hai đoạn văn của Lê Trí Viễn dùng từ ngữ để chuyển đoạn Trước hết, đầu tiên, bắt đầu là làm phương tiện chuyển đoạn. Như vậy hai đoạn văn trên có quan hệ liệt kê nên từ ngữ chuyển đoạn là bắt đầu là tìm hiểu … Sau khâu tìm hiểu.

b. Hai đoạn văn của Thanh Tịnh dùng các từ ngữ chỉ sự đối lập, tương phản: ngược lại, trái lại, thế mà, tuy vậy… làm phương tiện chuyển đoạn. Hai đoạn văn này đã dùng các từ: trước đó mấy hôm… nhưng lần này lại khác… làm phương tiện chuyển đoạn.

c. Đọc lại hai đoạn văn mục I.2 trang 50-51 trong SGK, có thể xác định “đó” là đại từ. Trước đó là lúc trước nhân vật “tôi” lần đầu tiên cắp sách đến trường. Việc dùng đại từ đó tác dụng liên kết giữa hai đoạn văn.

d. Đọc đoạn văn (Hồ Chí Minh – cách viết) ta thấy có những từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn mang ý nghĩa tổng kết như tóm lại, nói tóm lại. Hai đoạn này có ý nghĩa tổng kết, khái quát, nên từ liên kết chuyển đoạn là: bấy giờ, nói tóm lại.

2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn: Câu liên kết hai đoạn văn của Bùi Hiển là “Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy”. Đây là câu nối.

III.LUYỆN TẬP

Câu 1: Các từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn trong đoạn trích của Lê Trí Viễn, Thạch Lam và Nguyễn Đăng Mạnh là:

a. Nói như vậy…

b. Thế mà…

 c. Cũng cần (nối đoạn 2 với đoạn 1) tuy nhiên (nối đoạn 3 với đoạn 2).

Câu 2:

a. Từ đó

b. Nói tóm lại

c. Tuy nhiên

d. Thật khó trả lời.

Câu 3:

   Vũ Ngọc Phan nhận xét: "Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là 1 đoạn tuyệt khéo" vì ngôn ngữ, chi tiết miêu tả cảnh tượng chị Dậu quật lại 2 tên tay sai đẻ làm nổi bật sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang tàng của chị Dậu, đối lập với hình ảnh, bộ dạng thảm hại hết sưc hài hước của 2 tên tay sai bị chị "ra đòn". Với tên cai lệ lẻo khoẻo, chị chỉ cần 1 động tác"túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa"hắn ngã trên mặt đất Đến tên người nhà Lí trưởng, cuộc đọ sức có dai dăng hơn 1 chút. Nhưng cũng ko lâu kết cục anh tràng hầu cận ông lí yếu hơn ngã nhào ra thềm.Vừa ra tay chị Dậu đã nhanh chóng biến 2 tay sai hung hãn vũ khí đầy mình thành nhưng kẻ thảm bại.Ngòi bút Ngô tất Tố miêu tả cảnh chị Dậu chống lại 2 tên tay sai, đung là tuyệt khéo.Ngòi bút miêu tả của thời gian linh hoạt sống động mà vẫn rõ nét.

Copyright © 2021 HOCTAP247