Trang chủ Lớp 8 Soạn văn Lớp 8 SGK Cũ Cô bé bán diêm Cảm nhận của em về truyện "Cô bé bán diêm" của An-đéc-xen (Bài 2).

Cảm nhận của em về truyện "Cô bé bán diêm" của An-đéc-xen (Bài 2).

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Đề bài: Cảm nhận của em về truyện "Cô bé bán diêm" của An-đéc-xen (Bài 2)

Hướng dẫn giải

    An-đéc-xen nhà văn của những câu chuyện cổ tích, nhà văn viết nên ước mơ cho biết bao đứa trẻ. Đọc truyện của ông ta không thể không nhớ đến cô bé bán diêm bất hạnh, tội nghiệp trong tác phẩm cùng tên. Để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng chúng ta có lẽ là hình ảnh ngọn lửa diêm lần lượt bùng cháy, cũng như chính những mơ ước, khát vọng của em về cuộc sống.

    Cô bé bán diêm có số phận hết sức bất hạnh, bà và mẹ – hai người yêu thương em đã mất, để em ở lại cùng người bố vô tâm, gia cảnh sa sút khiến người cha chìm trong men say bắt em đi bán diêm để nuôi sống gia đình. Cô bé phải sống trong căn hộ nghèo nàn, chật trội, trong cái giá lạnh của mùa đông đầu trần chân đất đi bán diêm. Và khi màn đêm buông xuống, em không dám về nhà, vì những bao diêm chưa được bán nhất định em sẽ bị đánh đòn, cô bé liều mình ngồi vào một góc và lần lượt quẹt những que diêm. Ở đây, tinh thần nhân đạo của tác giả đã được thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết.

    Trong cái đói rét, tối tăm và nỗi cô đơn, khi que diêm đầu tiên bật sáng, hình ảnh chiếc lò sưởi hiện lên thật ấm áp. Khí nóng bao quanh em, khiến em không còn cảm thấy cái lạnh giá vây quanh mình nữa. Nhưng chẳng mấy chốc, que diêm vụt tắt, hiện thực tàn nhẫn đổ ập xuống trước mắt em.

    Que diêm thứ hai được bật sáng, không còn là lò sưởi mà thay vào đó là một mâm cỗ sang trọng, với chú ngỗng quay béo ngậy, thơm phức đang nằm sẵn sàng trên bàn: “ngỗng ta đang nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-ét cắm trên lưng, tiến về phía em” . Bởi đâu mà em mơ đến đồ ăn, bởi vì em đã quá đói sau một ngày dài lang thang trên khắp các nẻo đường. Bởi vậy mơ ước được lấp đầy chiếc bụng rỗng đang đói meo của em thật hợp lí.

    Que diêm thứ hai cũng vụt tắt vô tình như que diêm thứ nhất, em vội vàng bật sáng que diêm thứ ba, không là lo sưởi, không là đồ ăn mà là một cây thông noel lung linh, rực sáng. Đêm nay là đêm giao thừa, mọi người đều được quay quần bên gia đình, trước đây em đã từng được hưởng cuộc sống yên ấm, hạnh phúc như vậy, nhưng quá khứ đó đã tan biến. Bởi vậy, trong đêm giao thừa với ánh nến và cây thông lấp lánh em cũng khao khát được hưởng hơi ấm hạnh phúc, hưởng tình yêu thương của bà và cha mẹ.

    Que diêm thứ tư bùng cháy, ánh lửa diêm tỏa ra ấm áp và trong khoảnh khắc ấy em thấy hiện lên người bà thân thương: “nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em” . Và những que diêm tiếp theo em đã quẹt hết để níu giữ hình bóng bà trở lại. Lòng em van xin: “Cháu van bà, bà xin Thương đế chí nhân, cho cháu về với với bà…”. Tiếng van xin xin ấy thật tha thiết mà cũng thật tội nghiệp, đáng thương.Và cuối cùng cô bé cũng được thỏa ước nguyện của mình, em đã về chầu thượng đế, đã được ở bên bà mãi mãi, “chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa” em nữa.

    Ngọn lửa diêm chính là hình tượng nghệ thuật hấp dẫn, gây ám ảnh nhất đối với mỗi người đọc. Ngọn lửa ấy tượng trưng cho ước mơ về cuộc sống sung túc đủ đầy, tượng trưng cho gia đình hạnh phúc, luôn yêu thương và quan tâm lẫn nhau. Tâm hồn của một đứa trẻ chỉ cần bấy nhiêu thôi, nhưng đối với em bé bán diêm quả là mơ ước xa vời. Mà phải khi chết đi em mới được tận hưởng trọn vẹn. Thật đáng thương biết bao.

    Kết thúc truyện Cô bé bán diêm người đọc vẫn không thôi ám ảnh về cái chết quá đỗi thương tâm của cô bé. Cái chết của em cũng như một hồi chuông cảnh tình chúng ta về tình yêu thương giữa con người với con người. Và đồng thời cũng cất lên lời kêu gọi, những bậc cha mẹ hãy giữ gìn tổ ấm gia đình để những đứa trẻ được sống trong môi trường tốt đẹp, hạnh phúc nhất.

Copyright © 2021 HOCTAP247