I. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
1. Về tác giả:
Ai-ma-tốp là nhà văn nước Cộng hoà Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ở vùng Trung á, thuộc Liên Xô trước đây. Hoạt động văn học của Ai-ma-tốp bắt đầu từ năm 1952, khi ông là sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Cư-rơ-gư-xtan. Từ năm 1956 đến năm 1958 ông học Trường viết văn M. Goóc-ki ở Mát-xcơ-va. Sau khi tốt nghiệp (1959), Ai-ma-tốp làm phóng viên báo Sự thật thường trú tại Cư-rơ-gư-xtan. Tác phẩm đầu tiên khiến Ai-ma-tốp nổi tiếng là tập truyện Núi đồi và thảo nguyên (được tặng giải thưởng Lê-nin về văn học năm 1963). Các tác phẩm chủ yếu tiếp theo là: Cánh đồng mẹ (1963), Vĩnh biệt Gun-xa-rư (1967), Con tàu trắng (1970),… Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn của Ai-ma-tốp là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Kưr-gư-xtan, tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm vượt qua những thử thách hi sinh thời chiến tranh, thái độ tích cực đấu tranh của tầng lớp thanh niên, trước hết là nữ thanh niên để thoát khỏi sự ràng buộc của những tập tục lạc hậu.
Nhiều tác phẩm của ông từ lâu đã rất quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên, Con tàu trắng,…
2. Về tác phẩm:
- Phần trích Hai cây phong trong sách giáo khoa do người biên soạn đặt. Bối cảnh của truyện là một vùng quê hẻo lánh thuộc Cư-rơ-gư-xtan giữa những năm 20 của thế kỉ XX khi nơi đây tư tưởng phong kiến và gia trưởng còn nặng nề, do đó phụ nữ và trẻ mồ côi bị coi thường và rẻ rúng.
- Hình ảnh hai cây phong được miêu tả với một tâm trạng đầy xúc động của người kể chuyện. Nó dẫn dắt người đọc trở lại với 40 năm trước để chứng kiến những tình cảm sâu nặng giữa thầy Đuy-sen và cô trò nhỏ An-tư-nai. Người kể chuyện xưng “tôi” (có lúc là “chúng tôi”) cũng là người gắn bó với làng quê Ku-ku-rêu, nơi có hai cây phong thân thuộc, gắn với bao kỉ niệm tuổi thơ của mình.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Căn cứ vào đại từ nhân xưng của người kể chuyện, hãy xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong Hai cây phong. Nhân vật người kể chuyện có vị trí thế nào với từng mạch kể ấy? Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng "tôi" quan trọng hơn?
Trả lời:
- Căn cứ vào đại từ nhân xưng người kể chuyện (tôi hoặc chúng tôi) để phân biệt hai mạch kể:
+ Từ đầu… mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh: mạch kể xưng "tôi"
+ Từ năm học…sau chân trời xanh biêng biếc: mạch kể xưng "chúng tôi"
+ Đoạn còn lại: mạch kể trở về xưng "tôi"
Trong mạch kể xưng “tôi”, tôi là người kể chuyện. “Tôi” tự giới thiệu mình là họa sĩ. Trong mạch kể xưng là “chúng tôi " vẫn là người kể chuyện trên thôi nhưng lại nhân danh cả bọn con trai ngày trước đế kể. Người kể chuyện chính là một trong đám con trai thời đó. Trong hai mạch kể, mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn trong văn bản này.
2. Trong mạch kể của người kể chuyện xưng "chúng tôi", cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất? Tại sao có thể nói người kể chuyện đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa?
Trả lời:
- Có hai đoạn trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi”, đoạn trên liên quan tới hai cây phong lớn trên đồi cao của làng Ku-ku-rêu:
+ Đoạn đầu: Vào năm học cuối cùng trước khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai đi chân đất, công kênh nhau trèo lên cây phá tổ chim, làm chấn động cả vương quốc loài chim;
+ Đoạn dưới liên quan tới “thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng” từ một phép thần thông nào đó đế mở ra trước mắt lũ nhóc con khi bọn chúng leo lên cao, cao nữa, ngồi trên những cành cây, cao ngang đàn chim bay. Chính đoạn sau này đã thu hút người kế chuyện cùng bạn trẻ và làm cho chúng ngây ngất.
- Có thế nói, người kế chuyện xen lẫn kể với tả đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây ví như họa sĩ vẽ nên một bức tranh sinh động, bởi vì:
+ Chỉ đôi ba nét vẽ phác tài hoa, hình ảnh hai cây phong khổng lồ với các mắt mâu, với cành cao ngất, “cao đến ngang tầm chim bay”, với bóng râm mát rượi “nghiêng ngả như muốn chào mời”. Bức vẽ phác ấy còn được điểm thêm hình ảnh "hàng dàn chim chao đi chao lại”.
+Đặc biệt là ở đoạn sau, bức tranh của làng quê Kur-ku-rêu hiện ra với những nét vẽ phác “chán trời xa thẳm”, “thảo nguyên hoang vu”, “dòng sông lấp lánh”, “làn sương mờ đục” và hình ảnh chuồng ngựa của nông trang bé tí teo lọt thỏm giữa không gian bao la vừa nói. Nhất là màu sắc bí ẩn đầy sức quyến rũ của miền đất này “nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên”, “chân trời xa thẳm biêng biếc”, “làn sương mờ đục”, “những dòng sông lấp lánh... như những sợi chí bạc..”.
3. Trong mạch kể chuyện của người kể chuyện xưng "tôi", nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện? Tại sao có thể nói trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, như hai con người và không chỉ thông qua sự quan sát của người họa sĩ.
Trả lời:
- Trong mạch kể chuyện xưng "tôi" hình ảnh hai cây phong đóng vai trò là trung tâm, gợi lên nhiều ấn tượng và cảm xúc sâu sắc.
+ Hình ảnh hai cây phong gắn với chuỗi kỉ niệm học trò "tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy… như mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…"
+ Đặc biệt hai cây phong là nhân chứng cảm động về tình thần trò giữa cô bé An-tư-nai và thầy Đuy-sen.
- Sự kết hợp tài tình giữa ngòi bút họa sĩ và thi sĩ đã tạo ra nét đẹp, sức cuốn hút diệu kì đối với hình ảnh hai cây phong.
+ Phác họa hình ảnh hai cây phong: sinh động khác thường, nghiêng ngả thân cây, lay động cành lá…
- Hai cây phong như hai con người, có tiếng nói riêng và tâm hồn riêng.
+ Trí tưởng tượng phong phú giúp người kể nghe được tiếng nói nhiều cung bậc cảm xúc, nhiều sắc thái khác nhau của hai cây phong.
+ Sử dụng biện pháp nhân hóa để làm sống động thế giới của hai cây phong.
⟹ Hai cây phong được miêu tả sống động, có hồn gây xúc động và tạo dư vị cho người đọc.
4. Tùy chọn trong bài một đoạn khoảng mươi dòng liên quan đến hai cây phong để học thuộc lòng.
Trả lời:
Học sinh có thể chọn một trong hai đoạn sau đây:
a) “Trong lòng tôi... ngọn lửa bốc cháy rừng rực”.
b) “Vào năm học cuối cùng... không gian bao la và ánh sáng” để học thuộc.
Copyright © 2021 HOCTAP247