Sự tích Hồ Gươm - Ngữ văn 6

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

  • Thể loại: Truyền thuyết
    • Là loại truyện dân gian kế về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
    • Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
  • Phương thức biểu đạt: Tự sự
  • Bố cục: Chia làm 2 đoạn
    • Đoạn 1. Từ đầu …… "Đất nước": Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc
    • Đoạn 2. Còn lại: Long Quân đòi gươm sau khi đất nước đã hết giặc .
  • Hoàn cảnh của truyện

    • Giặc Minh đô hộ nước ta

    • Nghĩa quân Lam Sơn nỗi dậy

→ Thế còn non yếu, nhiều lần thất bại

→ Đức Long Quân cho mượn gươm thần⇒ Tưởng tượng kì ảo.

⇒ Cuộc khởi nghĩa của Lam Sơn đã được tổ tiên, thần thiêng ủng hộ , giúp đỡ .

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Đọc - tìm hiểu từ khó

  • Đọc - tóm tắt
  • Từ khó

b. Long Quân cho mượn gươm thần

  • Giặc Minh xâm lược nước ta.
  • Quân Lam Sơn nổi dậy nhưng còn non yếu.
  • Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm Thần.
  • Lưỡi gươm dưới nước,chuôi gươm trên rừng, ráp lại vừa như in -> tinh thần đoàn kết đánh giặc.
  • Lưỡi gươm khắc hai chữ huận thiên

→ Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chính nghĩa, hợp ý trời.

c. Nguồn gốc lịch sử của hồ Hoàn Kiếm

  • Gươm Thần giúp Lê lợi và nhân dân chiến thắng giặc Minh.
  • Đất nước hoà bình. Lê Lợi lên làm vua.
  • Long Quân sai rùa vàng đòi lại gươm thần ở hồ Tả Vọng.
  • Hồ Tả Vọng đổi thành Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm

→ Nguyện vọng của nhân dân.Yêu chuộng hoà Bình

  • Tổng kết

    • Nghệ thuật

      • Xây dựng tình tiết thể hiện tinh thần đoàn kết đánh giặc của nhân dân ta.
      • Sử dụng một số chi tiết kì ảo mang ý nghĩa tượng trưng cho hồn thiêng sông núi, cho sức mạnh chính nghĩa của cuộc kháng chiến.
    • Nội dung

      • Giải thích tên gọi hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm.
      • Ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo.
      • Thể hiện ý nghuyện đoạn kết và khát vọng hòa bình của dân tộc.

Ví dụ

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện Sự tích Hồ Gươm

Gợi ý làm bài

1. Mở bài

  • Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội.
  • Tên hồ gắn liền với truyền thuyết Rùa Vàng đòi lại gươm thần mà Long Quân đã cho Lê Lợi mượn để đánh tan quân xâm lược nhà Minh, đem lại thái bình cho đất nước.

2. Thân bài
a. Long vương cho Lê Lợi mượn gươm thần để giữ nước

  • Giặc Minh xâm lược gây nhiều tội ác với dân ta.
  • Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân đánh giặc. Bước đầu, thế lực nghĩa quân còn yếu nên thường thua trận. Long Quân quyết định cho Lê Lợi mượn gươm thần để giết giặc. (Lê Thận kéo lưới nhặt được lưỡi gươm. Lê Lợi bắt được chuôi gươm trong rừng sâu, lắp vào vừa khít).
  • Có gươm thần trong tay, Lê Lợi cùng nghĩa quân tung hoành ngang dọc, đánh tràn ra mãi cho đến lúc sạch bóng quân thù.
  • Chi tiết Long Quân cho mượn gươm thần có ý nghĩa tổ tiên phù trợ cho con cháu đủ khả năng để giữ nước và khẳng định sức mạnh chính nghĩa của cuộc chiến đấu chống xâm lăng do Lê Lợi lãnh đạo.

b. Long vương sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần

  • Giặc tan, Lê Lợi lên ngôi vua. Một hôm, vua Lê cưỡi thuyền rồng dạo trên hồ Tả Vọng trước kinh thành, bất chợt thấy thanh gươm đeo bên mình động đậy.
  • Rùa Vàng nổi lên trước mũi thuyền, đòi lại gươm thần cho Long Quân.
  • Lê Lợi trả gươm, Rùa Vàng đón lấy gươm thần rồi lặn xuống hồ sâu.
  • Từ đó hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm).

→ Hình ảnh Lê Lợi trả gươm nói lên khát vọng hòa bình của dân tộc Việt.

3. Kết bài

  • Sự tích Hồ Gươm gắn liền với lịch sử chống xâm lăng.
  • Cái tên hồ Hoàn Kiếm gắn liền với huyền thoại đẹp đẽ về Lê Lợi - vị anh hùng dân tộc đã có công đánh đuổi giặc Minh, gìn giữ non sông gấm vóc của tổ tiên để lại. Đồng thời thể hiện tư tưởng yêu chuộng hoà bình của dân tộc Việt.

Đề bài: Sưu tầm các bài viết về hồ Gươm

Gợi ý làm bài

THƠ LỤC BÁT: ĐÊM HỒ GƯƠM
(Thơ: Đức Trung )
Đêm nay anh dạo một mình
Hồ Gươm ánh điện lung linh tuyệt vời
Chiếc cầu Thế Húc đỏ tươi
Cong cong đứng đợi - nhớ người đi xa
Đêm thu mờ tỏ trăng ngà
Heo heo gió thổi làm ta bồi hồi
Hôm nao ghế đá ta ngồi
Hồ Gươm làm chứng những lời yêu thương
Giờ đây hai đứa hai phương
Nhớ nhung lưu luyến dặm đường cách xa
Hồ Gươm mặt nước bao la
Vẫn còn ghi dấu tình ta mặn nồng
Xa rồi em có nhớ không?
Mình anh cô quạnh mùa đông sắp về!
Ra đi hãy nhớ câu thề
Rằng xa nhau mấy vẫn về bên nhau.

 

BÀI THƠ: ĐÊM HỒ GƯƠM

(Tác giả: Huệ Hương)
Hồ Gươm thắng cảnh nên thơ
Xanh xanh một lớp rêu mờ thời gian
Ngọc Sơn chẳng có nắng vàng
Liễu buồn ủ rũ, gió ngàn đong đưa.
Sương về lắng giọt hiên chùa
Con đường nho nhỏ dãy Sưa ngại ngùng
Trông hàng phố Cốm thơm lừng
Đồng hồ đã điểm nhớ từng phút giây
Ngồi nhìn lỡ tưởng ngất ngây
Hà Thành là chốn tràn đầy yêu thương.

BÀI THƠ: ĐÊM HỒ GƯƠM 2

(Tác giả: Văn Thức)
Thuyền quyên khao khát vấn vương
Sóng tình xô đẩy muôn phương cõi đời
Mây đưa nỗi nhớ lên trời
Để thuyền trăng dệt thành lời yêu thương
Đêm đêm toả bóng hồ gươm
Liễu hờn e ấp bụi sương la đà
Trăng tàn khuất bóng mây sa
Hồn thơ vội gửi bài ca cho người.

BÀI THƠ: HỒ GƯƠM HOÀI NIỆM

(Tác giả: Hồ Như)
Em đi lại qua từng con phố
Cuối hạ còn nắng đổ cháy da
Hà Nội không của riêng ta
Nhưng in kỉ niệm đậm đà khó quên
Bao nghệ sĩ làm nên thơ nhạc
Hồ Gươm xanh như thác đề tài
Trãi lòng mơ mộng cùng ai
Thơ tình viết tiếp nối dài tháng năm
Chiều hạ xuống gió thăm nhành liễu
Chiếc ghề xưa bỏ thiếu bóng người
Ngắm nhìn quang cảnh thảnh thơi
Thả hồn phiêu lãng nhớ nơi hẹn hò
Bóng Tháp Rùa in to mặt nước
Sau cơn mưa em rảo bước chân
Một mình e ấp ngại ngần
Trời hè nắng nóng sắc xuân chẳng hồi
Tháng năm cứ lặng trôi không ngớt
Anh đâu rồi có bớt nhớ nhung
Lâu rồi chẳng bước song cùng
Để em ngồi nghĩ mông lung chuyện tình.

BÀI THƠ: THU BÊN HỒ GƯƠM

(Tác giả: Ho Nhu)
Cuối thu lượn phố một vòng
Thử xem phong cảnh cận đông thế nào
Hà Nội nhộn nhịp vui sao
Đón ngày giải phóng hòa vào thiên nhiên
Ngắm Hồ Gươm liễu rũ mềm
Muôn hoa khoe sắc tô thêm cảnh hồ
Ai về đây với Thủ đô
Sẽ không quên được Tháp Rùa nghiêng soi
Bên cầu Thê Húc gọi mời
Cờ hoa rực sắc làm tôi ngỡ ngàng
Tháp Bút chọc thắng hiên ngang
Tượng Lý Thái Tổ đàng hoàng uy nghi
Bấy nhiêu năm sử sách ghi
Nghìn năm Ngài chọn kinh kì đóng đô
Sáu mươi năm có Bác Hồ
Thủ đô giải phóng cơ đồ thuộc dân
Cảnh Hồ Gươm níu bước chân
Nghĩ mình đã có những lần bên em
Ùa về kí ức nỗi niềm
Tưởng như cảnh ấy có em cùng mình.


THƠ TÌNH: BÊN HỒ GƯƠM
(Thơ: Hoa Chu Vân)
Ngồi nhớ lại những ngày xưa đó
Bên bờ hồ em có nhớ không
Hoa giăng tươi thắm sắc hồng
Bao nhiêu kỷ niệm mênh mông tình đời
Ngày xưa đó dưới trời thu mát
Chiều hoàng hôn vàng nhạt nắng hanh
Lơ thơ tơ liễu buông mành
Hồ Gươm như một bức tranh tuyệt vời
Phong cảnh ấy không nơi nào có
Tháp rùa in xuống đó đẹp sao
Cầu Thê Húc những ngày nào
Người dân tấp nập ra vào đền thiêng
Nhà Thúy tạ bóng nghiêng mặt nước
Phố Tràng tiền đã được đối thay
Chuông đồng hồ báo hàng ngày
Leng keng tàu điện vòng quay bên hồ
Ngồi nhớ lại thủ đô ngày ấy
Thật hiền hòa biết mấy mộng mơ
Ngày xưa khác với bây giờ
Thủ đô mở rộng đang chờ bay lên.

3. Soạn bài Sự tích Hồ Gươm

Bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo, giàu ý nghĩa (như Rùa vàng, gươm thần) truyện Sự tích Hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc. Để trả lời được các câu hỏi trong SGK cũng như nắm được những nội dung cần đạt khi học tiết học này, các em có thể tham khảo bài soạn: Bài soạn Sự tích Hồ Gươm.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Sự tích Hồ Gươm

Truyện Sự tích Hồ Gươm nhằm giải thích tên gọi hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm. Đồng thời, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo. Thể hiện ý nguyện đoạn kết và khát vọng hòa bình của dân tộc. Để thầy và cảm nhận được những nội dung trên, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

Copyright © 2021 HOCTAP247