1.Văn bản thuyết minh trong đời sống con người
a. Văn bản “Cây dừa Bình Định”: Trình bày đặc điểm của cây dừa, nói về lợi ích của cây dừa .
b. Văn bản “Tại sao cây có màu xanh lục.”: Giải thích về tác dụng của chất diệp lục khiến lá cây có màu xanh.
c. Văn bản “Huế”: Giới thiệu Huế như là một trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam. Bài viết nêu lên những đặc điểm tiêu biểu của Huế.
- Chúng ta thường gặp các loại văn bản này ở sách, báo, trang mạng...
- Một số văn bản cùng loại:
+ Ôn dịch thuốc lá
+ Nhã nhạc cung đình Huế
+ Một thức quà của lúa non-Cốm
2.Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
a. Các văn bản trên không thể coi là văn bản tự sự (hay miêu tả, nghị luận, biểu cảm) được, bởi vì:
+ Chúng không nhằm mục đích kể lại sự việc, diễn biến, hành động, nhân vật.
+ Không nhằm mục đích xây dựng hình tượng nghệ thuật mà cung cấp đặc điểm, thông tin của sự vật, có ính chất khoa học thông dụng.
b. Các văn bản trên cung cấp kiến thức, thông tin về sự vật, hiện tượng khách quan và khoa học nên được xếp thành một loại riêng
c. Các văn bản trên trình bày đối tượng bằng cách trình bày, giải thích, giới thiệu.
d. Đặc điểm ngôn ngữ của các văn bản trên: phong cách ngôn ngữ khoa học.
Câu 1: (trang 117 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
a. “Khởi nghĩa Nông Văn Vân”: Văn bản thuyết minh vì nó cung cấp kiến thức lịch sử.
b. “Con giun đất”. Văn bản này là văn bản thuyết minh vì nó cung cấp kiến thức khoa học tự nhiên.
Câu 2: ( trang 118 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
Văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000: Văn bản thuyết minh. Đưa yếu tố thuyết minh vào văn bản, tác giả làm cho những kiến nghị mà văn bản đề xuất có tính thuyết phục cao.
Câu 3: ( trang 118 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
Các văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm có lúc rất cần đến yếu tố thuyết minh để làm cho nội dung văn bản thêm chính xác, khoa học và sâu sắc thêm.
Copyright © 2021 HOCTAP247