Soạn bài: Ôn dịch thuốc lá

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Bố cục

Chia làm 3 phần:

   + Phần 1 (từ đầu ... nặng hơn cả AIDS) : nạn ôn dịch thuốc lá

   + Phần 2 ( tiếp ... con đường phạm pháp): tác hại về sức khỏe và kinh tế mà ôn dịch thuốc lá gây ra

   + Phần 3 (còn lại) : lời kêu gọi đẩy lùi vấn nạn.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ Văn tập 1)

- Việc sử dụng dấu phẩy ở nhan đề có tác dụng nhấn mạnh sự biểu đạt:

   + Gây ấn tượng với người đọc

   + Vấn nạn thuốc lá nguy hiểm như ôn dịch

   + Ngắn gọn, súc tích, vẫn nhấn mạnh được mức độ nguy hiểm của nạn hút thuộc

   + Nhấn mạnh thái độ căm ghét, nguyền rủa loại ôn dịch đó.

- Vẫn có thể sửa tên nhan đề thành "ôn dịch thuốc lá" hoặc thuốc lá là một loại ôn dịch" tuy nhiên sẽ giảm tính biểu đạt, biểu cảm của tên nhan đề.

Câu 2 ( trang 121 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Tác giả trích dẫn lời của Trần Hưng Đạo:

   + Lấy lối so sánh của nhà quân sự đại tài nói tới vấn nạn thuốc lá

   + Tạo sự liên tưởng bằng lối lập luận sắc bén.

   + Thuốc lá cũng là một loại giặc cần chống

   + Giặc thuốc lá không đánh như vũ bão, nó "gặm nhấm như tằm ăn dâu"

   + Tác hại của thuốc lá không nhìn thấy ngay nên mức độ nguy hiểm khôn lường.

=> Đây là so sánh sáng tạo, làm cho lập luận chặt chẽ, tạo liên tưởng thú vị.

Câu 3 ( trang 121 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Đặt giả định "tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!" để phủ định, bác bỏ

   + Thực tế, nhiều người coi thường sức khỏe người thân, người xung quanh nên mặc sức hút thuốc lá

   + Họ ngụy biện bằng cách vin vào quyền tự do cá nhân, tuyên bố tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình.

   + Tác giả phản bác vì người hút thuốc không chỉ hủy hoại sức khỏe bản thân mà còn hủy hoại sức khỏe của những người xung quanh.

   + Hút thuốc là quyền cá nhân, nhưng kg thể sử dụng quyền đó làm ảnh hưởng tới không khí người khác.

=> Tác giả dùng chính quyền chính đáng để bác bỏ quyền không chính đáng của người hút thuốc chống chế

Câu 4 ( trang 121 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

- So sánh tình hình hút thuốc ở nước ta ngang với các thành phố lớn ở Âu- Mĩ

   + Dù nước ta nghèo hơn các nước Âu- Mĩ nhưng tỉ lệ hút thuốc ngang với họ -> điều đáng báo động

   + Các nước phát triển ở Âu- Mĩ cấm, có chiến dịch chống hút thuốc mạnh mẽ, còn nước ta chưa có biện pháp quyết liệt

   + Nước ta còn quá nhiều bệnh dịch cần thanh toán thế mà chúng ta lại rước về nhiều thứ bệnh dịch nguy hiểm và tốn kém

- Sự so sánh là rất cần thiết vì nó cảnh báo mạnh mẽ vấn nạn hút thuốc lá đang trở nên phổ biến ở nước ta, cần đưa ra các biện pháp khắc phục.

Bài 1 (trang 122 sgk ngữ văn 8 tập 1)

   Tình trạng hút thuốc của người thân hoặc bạn bè em quen biết

Lứa tuổi11- 1516- 20
Số đối tượng thân thiết, quen biết2515
- Vui bạn, nể bạn60%40%
- Bắt chước30%50%
- Tỏ vẻ người lớn15%10%
- Giải buồn5%10%

Bài 2 (sgk Ngữ văn 8 tập 2)

   Bài viết trên báo tiếp thị Sài Gòn ghi lại chân thực cái chết của tỉ phú trẻ Rốt-sin khi chơi bạch phiến quá liều. Đó cũng là lời cảnh tỉnh sâu sắc cho thế hệ trẻ cần ý thức rõ về bản thân và cần kiên quyết nói “không” với tệ nạn xã hội. Đối với các bậc phụ huynh cũng cần có những biện pháp giáo dục, nâng cao hiểu biết và kĩ năng sống cho con trẻ để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Như vậy cuộc sống càng phát triển càng kéo theo nhiều cám dỗ khiến con người dễ lầm lạc. Các bạn trẻ trong thời đại ngày nay cần ý thức được mục đích sống của mình, nâng cao hiểu bằng trải nghiệm, tránh xa tệ nạn xã hội để sống cuộc đời ý nghĩa.

Copyright © 2021 HOCTAP247