Soạn bài Câu ghép (tiếp theo)

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

I. QUAN HỆ Ý NGHĨA GIỮA CÁC VẾ CÂU

1. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép sau đây là quan hệ gì? Trong mối quan hệ đó, mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì?

Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹo.

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

Trả lời:

Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép sau đây là quan hệ nguyên nhân - kết quả.

2. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp dưới, hãy nêu thêm quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu. Cho ví dụ minh họa.

Trả lời:

Quan hệ tương phản: Tuy có bận nhiều việc đấy nhưng tôi vẫn phải đến thăm bạn.

Quan hệ thời gian nối tiếp: Một chiếc xe đạp chạy vào sân, một chiếc khác đến đỗ bên cạnh nó.

Quan hệ điều kiện: Hễ trời mưa to thì đường này ngập nước.

Quan hệ bổ sung: Lính cơ, cai lệ vẫn nằm chầu chánh tổng ở bên bàn đèn, thủ quỹ, thư kí chánh hội, phó hội và các chức dịch ngổn ngang bề bộn ngồi ở cạnh những cuốn sách.

II. LUYỆN TẬP

Câu 1: Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép (trang 124 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và cho biết mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy.

Trả lời:

a)  Quan hệ giữa vế câu (1) và vế câu (2) là quan hệ nguyên nhân - kết quả. Quan hệ giữa vế câu (2) với vế câu (3) là quan hệ giải thích, vế câu (3) giải thích cho điều ở vế câu (2).

b)  Hai vế câu có quan hệ điều kiện - kết quả.

c)  Các vế câu có quan hệ tăng tiến.

d)  Các vế câu có quan hệ tương phản. 

e)  Đoạn trích này có hai câu ghép. Câu đầu dùng từ rồi nối hai vế câu, từ này chỉ quan hệ thời gian nối tiếp. Câu sau không dùng quan hệ từ nối hai vế câu, thế nhưng vẫn ngầm hiểu được giữa hai vế câu chứa quan hệ nguyên nhân - kết quả.

Câu 2: Đọc đoạn trích (trang 124, 125 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

a. Tìm câu ghép trong những đoạn trích trên

b. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép

c. Có thể tách mỗi vế câu nói trên thành một câu đơn không? Vì sao?

Trả lời:

a.

Đoạn 1:

- Trời// xanh thẳm, biển// cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.

- Trời// rải mây trắng nhạt, biển// mơ màng dịu hơi sương.

- Trời// âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề.

- Trời// ầm ầm dông gió, biển// đục ngầu giận dữ

Đoạn 2:

- Buổi sớm, mặt trời// lên ngang cột buồm, sương//tan, trời// mới quang.

- Buổi chiều, nắng// vừa nhạt, sương// đã buông nhanh xuống biển.

b.

Đoạn 1:  Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép trên: quan hệ nhân quả. Sự thay đổi của trời dẫn tới sự thay đổi của nước.

Đoạn 2: Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: quan hệ đồng thời.

c. Không thể tách các vế câu trên thành câu đơn, sẽ làm mất đi quan hệ ý nghĩa vốn luôn song hành (nguyên nhân- kết quả)

Câu 3: Trong đoạn trích (trang 125 SGK Ngữ văn 8 tập 1) có hai câu ghép rất dài. Xét về mặt lập luận, có thể tách mỗi vế của những câu ghép ấy thành một câu đơn không? Vì sao? Xét về giá trị biểu hiện, những câu ghép ấy có tác dụng như thế nào trong miêu tả lời lẽ nhân vật.

Trả lời: 

Không nên tách mỗi vế câu trong câu ghép đã cho ở đây thành một câu đơn, vì mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu rất chặt chẽ: ý được nêu của vế câu này là điều kiện hay nguyên nhân của ý được nêu ở vế câu kia.

Câu 4: Đọc đoạn trích (trang 125 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và trả lời câu hỏi:

a. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ gì? Có nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn không? Vì sao?

b. Thử tách mỗi vế trong câu ghép thứ nhất và thứ ba thành một câu đơn. So sánh cách viết ấy với cách viết trong đoạn trích, qua mỗi cách viết , em hình dung nhân vật nói như thế nào?

Trả lời:

a)  Quan hệ ý nghĩa giữa các vế cúa câu ghép thứ hai là quan hệ điều kiện- kết quả. Nếu tách mỗi vế câu thành một câu đơn thì không thể hiện rõ được mối quan hệ này.

b)  Thử tách mỗi vế trong các câu ghép thứ nhất và thứ ba thành một câu đơn.

Thôi! U van con. U lạy con. Con có thương thầy, thương u con đi ngay bây giờ cho u.

Thế là một loạt câu ngắn xếp cạnh nhau khiến người đọc hình dung một lối nói nhát gừng hay uất nghẹn. Trong khi đó trong văn cảnh này cách viết của tác giả thế hiện lối nói kể lể thiết tha, van vỉ của chị Dậu.

Copyright © 2021 HOCTAP247