Trang chủ Lớp 6 Ngữ văn Lớp 6 SGK Cũ Bài 7 Ngữ Văn 6 Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) - Ngữ văn 6

Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) - Ngữ văn 6

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Dùng từ không đúng nghĩa

  • Khi dùng từ, cần đảm bảo tính chính xác giữa nghĩa vốn có của từ với nội dung định biểu đạt.

a. Các lỗi dùng từ thường gặp

  • Lỗi lặp từ
  • Lẫn lộn các từ gần âm
  • Lỗi dùng từ không đúng nghĩa

b. Nguyên nhân

  • Không biết nghĩa
  • Hiểu sai nghĩa.
  • Hiểu nghĩa không đầy đủ.

c. Cách khắc phục

  • Khi chưa hiểu nghĩa thì cần tra từ điển
  • Không hiểu nghĩa hoặc hoặc chưa rõ nghĩa thì đừng dùng.

d. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Lên lớp 6 em mới thấy việc học thật là nghiêm trọng

  • Lỗi sai: dùng từ không đúng nghĩa
  • Nguyên nhân: Hiểu sai nghĩa của từ "nghiêm trọng"

→ Sửa thành: quan trọng

Ví dụ 2:

Ví dụ

Đề bài: Tìm lỗi sai trong những câu sau? Giải thích và sửa lại cho đúng.

(1) Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền tụng.
(2) Người đời truyền tụng công đức của bậc anh hùng.

(3) Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh cho nên có thể nói nó là một thứ tiếng nói rất linh động và phong phú.

Gợi ý làm bài

(1) Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền tụng.

  • Lỗi sai: Dùng sai từ "Truyền tụng"
  • Nguyên nhân: Do không hiểu nghĩa của từ
    • "Truyền tụng": Truyền miệng cho nhau rộng rãi và ca ngợi
      • Ví dụ: Người đời truyền tụng công đức của bậc anh hùng.
    • "Truyền thụ": Truyền lại tri thức, kinh nghiệm cho người nào đó.

=> Câu trên thay từ “truyền tụng” bằng “truyền thụ” mới đúng: Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền thụ.

(2) Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh cho nên có thể nói nó là một thứ tiếng nói rất linh động và phong phú.

  • Lỗi sai: Dùng sai từ "linh động"
  • Nguyên nhân: Do không hiểu nghĩa của từ
    • "Linh động": Có cách xử lí mềm dẻo, không máy móc, cứng nhắc, mà có sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế.
    • "Sinh động": Có khả năng gợi ra những hình ảnh hợp với hiện thực của đời sống.

=> Câu trên thay “linh động” bằng “sinh động” mới đúng: Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh cho nên có thể nói nó là một thứ tiếng nói rất sinh động và phong phú.

(3) Chúng tôi sẽ bằng mọi giá chuyển tấm lòng của các bạn đến miền Trung một cách sớm nhất.

  • Lỗi sai: Dùng sai từ "giá"
  • Nguyên nhân: Do không hiểu nghĩa của từ
    • Giá:
      • (1) Biểu hiện giá trị bằng tiền
      • (2) Tổng thể những gì phải bỏ ra, tiêu phí, mất đi do một việc làm nào đó.

→ Ở đây tác giả dùng theo nghĩa (2) nhưng không phù hợp với việc “chuyển tấm lòng”. Trong khi đó “việc làm” này cần phương thức.

 ⇒ Vậy phải thay bằng từ “cách” mới đúng: Chúng tôi sẽ bằng mọi cách chuyển tấm lòng của các bạn đến miền Trung một cách sớm nhất.

3. Soạn bài Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo)

 Để nắm vững nguyên nhân và cách khắc phục các lỗi dùng từ thường gặp, các em có thể tham khảo thêm Bài soạn Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo).

Copyright © 2021 HOCTAP247