- Hai câu đề : khí phách ngang tàng, bất khuất của nhà chí sĩ khi rơi vào tù ngục.
- Hai câu thực : tâm sự về cuộcđời sóng gió.
- Hai câu luận : hình tượng người anh hùng.
Câu 1 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Khí phách và phong thái của chí sĩ khi rơi vào ngục qua câu 1 và câu 2:
-Phong thái lạc quan, hiên ngang: Dù ở tù nhưng tác giả khẳng định, bản thân vẫn “hào kiệt”, “phong lưu”
-Khí phách ngạo nghễ, kiên cường: xem ở tù chỉ là chốn dừng chân khi mỏi, rồi sẽ tung hoành tiếp, chứ nhà tù không giam giữ được tinh thần và ý chí của nhà thơ.
Câu 2 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
-Sự thay đổi giọng điệu câu 3-4 so với câu 1-2: giọng điệu trầm xuống, âm hưởng trầm lắng, suy tư, không còn sự hào sảng, lạc quan như ở trên. Vì: ngẫm lại chặng đường cách mạng của mình, suy nghĩ về sự nghiệp cứu nước đang dang dở vì phải ở tù.
-Lời tâm sự thể hiện:
+ Cuộc đời dành cả cho cách mạng. Con đường cứu nước gian lao, phiêu bạt, hiểm nguy làm “khách không nhà”, “người có tội”
+ Hình tượng “người có tội” ấy hiện lên kì vĩ, cao đẹp giữa “bốn bể”, “năm châu”.
Câu 3 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
-Ý nghĩa của cặp câu 5-6: Ước vọng trị nước cứu đời, muốn làm cho thiên hạ thái bình, sống trong an vui “tan cuộc oán thù”.
-Lối nói khoa trương có tác dụng: Cho thấy khẩu khí của người anh hùng, ước vọng cao đẹp của người chí sỹ yêu nước.
Câu 4 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Cảm nhận về hai câu thơ cuối: Hai câu thơ cuối khẳng định rõ khí phách, ý chí bền bỉ của bậc hào kiệt.
-Từ “còn” thể hiện niềm tin sắt đá rằng con đường cách mạng vẫn tiếp tục.
-“bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu”: lòng dũng cảm, tinh thần lạc quan của người anh hùng.
-Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác viết bằng thể thất ngôn bát cú Đường luật.
+ Chữ thứ hai của câu 1 là chữ “là” thuộc thanh bằng, như vậy bài thơ này được viết theo luật bằng.
+ Chữ “lưu” ở cuối câu 1 thuộc thanh bằng, dùng để gieo vần. Đây là căn cứ xác định bài thơ có vần bằng. Toàn bộ bài thơ có 5 chữ gieo vần bằng : “lưu – tù – châu – thù – đâu”
Copyright © 2021 HOCTAP247