Trang chủ Lớp 6 Ngữ văn Lớp 6 SGK Cũ Bài 11 Ngữ Văn 6 Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường - Ngữ văn 6

Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường - Ngữ văn 6

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Đề bài tham khảo

Cho các đề bài tự sự sau:

a. Kể về một kỉ niệm đáng nhớ (được khen, bị chê, gặp may, gặp rủi, bị hiểu lầm…)

b. Kể một chuyện vui sinh hoạt (như nhận lầm, nhát gan…)

c. Kể về người bạn mới quen (do cùng hoạt động văn nghệ, thể thao mà quen, tính tình của bạn…)

d. Kể về một cuộc gặp gỡ (đi thăm các chú bộ đội, gặp các thiếu niên vượt khó…)

đ.Kể về những đổi mới ở quê em (có điện, có đường, có trường mới, cây trồng…)

e. Kể về thầy giáo (cô giáo) của em (người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập)

g. Kể về một người thân của em (ông bà, bố mẹ, anh chị …)

? Em hãy tìm thêm một, hai đề văn tự sự cùng loại và ghi vào vở?

  • Các đề văn tự sự cùng loại
    • Kể về một kỉ niệm hồi ấu thơ làm em nhớ mãi
    • Kể về một chuyến ra thành phố
    • Kể về một chuyến về quê
    • Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử
  • Khái niệm:
    • Kể chuyện đời thường: là kể về những câu chuyện hàng ngày từng trải qua, từng gặp với những người quen hay lạ nhưng để lại những ấn tượng, cảm xúc nhất định nào đó.
  • Yêu cầu: Nhân vật và sự việc cần phải hết sức chân thật, không nên bịa đặt, thêm thắt tùy ý.

1.2. Dàn bài gợi ý

Đề: Kể chuyện về ông (hay bà) của em.

a. Tìm hiểu đề

  • Thể loại:
    • Kể chuyện: Kể chuyện đời thường, người thật việc thật.
  • Nội dung:
    • Kể về ông (bà)
      • Tính tình của ông (bà)
      • Phẩm chất của ông (bà)
      • Tình cảm yêu mến , kính trọng của em

b. Phương hướng làm bài

  • Có thể kể những điều em quan sát hoặc nghe thấy. Thoạt đầu giới thiệu chung về ông, cho người đọc biế ông em là người thế nào. Tiếp đó là kể một số việc làm, tính nết, tình cảm của ông đối với mọi người trong nhà, hay với em. Không nhất thiết phải xây dựng thành truyện có tình tiết, diễn biến bất ngờ như truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, mà chỉ kể những việc làm, chi tiết cụ thể. Điều cốt yếu là các sự việc, chi tiết phải được lựa chịn để thể hiện tập trung cho một chủ đề nào đó gây ấn tượng, như yêu hoa, thương cháu,... Không được gặp đâu kể đó, nhớ gì ghi nấy làm cho bài văn rời rạc, manh mún, tản mạn.

c. Dàn bài

* Mở bài:

  • Giới thiệu chung về ông (bà) em

* Thân bài:

  • Ý thích của ông (bà) em:
    • Ông (bà) thích trồng cây xương rồng
    • Cháu thắc mắc, ông (bà) giải thích
  • Ông (bà) yêu các cháu:
    • Chăm sóc việc học
    • Kể chuyện cho các cháu
    • Ông (bà) chăm lo sự bình yên cho gia đình

* Kết bài:

  • Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với ông (bà).

d. Đọc bài làm tham khảo của đề

  • Kể chuyện về ông hay (bà) của em
    • Bài làm sát với đề. Vì tất cả ý trong dàn bài đều được phát triển thành văn, thành các câu cụ thể.
    • Rất tập trung
  • Quá trình thực hiện một đề tự sự:
    • Tìm hiểu đề
    • Tìm ý
    • Lập dàn ý
    • Bài làm

Đề bài: Kể về những đổi mới ở quê em

a. Mở bài

  • Ai đi xa lâu lâu có dịp trở về hẳn phải ngỡ ngàng vì những đổi mới chóng mặt ở quê em

b. Thân bài

  • Quê em cách đây chục năm nghèo, buồn, lặng lẽ
  • Quê em hôm nay đổi mới toàn diện; nhanh chóng:
    • Những con đường, những ngôi nhà mới
    • Trường học, trạm xá, ủy ban xã,sân bóng…
    • Điện đài, ti vi, vi tính, xe máy…
    • Nề nếp làm ăn, sinh hoạt…

c. Kết bài

  • Quê em trong tương lai

2. Soạn bài Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường

Để luyện nói kể chuyện một cách thu hút và đúng trọng tâm vấn đề, các em có thể tham khảo thêm Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường.

 

Copyright © 2021 HOCTAP247