- Các câu nghi vấn và tác dụng của nó:
a. Hồn ở đâu bây giờ? (Bộc lộ cảm xúc, hoài niệm về quá khứ)
b. Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? (Đe doạ)
c. Có biết không? Lính đâu? Sao bây dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à? (Đe doạ)
d. Cả đoạn trích d là một câu nghi vấn. (khẳng định)
e. Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy! (Bộc lộ sự ngạc nhiên)
- Không phải tất cả các câu nghi vấn bao giờ cũng kết thúc bằng dấu chấm hỏi, có thể là dấu chấm than, chấm lửng, dấu chấm.
Câu 1:
- Đọc kĩ từng đoạn trích, chú ý những câu nào có dấu hỏi chấm ở cuối câu. Đó chính là câu nghi vấn.
- Tác dụng:
+ Hầu hết dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
+ Riêng câu nghi vấn trong đoạn trích (a) có thêm sắc thái ngạc nhiên, trong (b) và (d) có sắc thái phủ định, trong (c) có sắc thái cầu khiến.
Câu 2:
- Khi đọc từng đoạn trích chú ý các câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi và có các từ nghi vấn: sao, gì, làm sao, ai. Đó là các câu nghi vấn.
- Tác dụng: hỏi, phủ định, khẳng định, bộc lộ sự băn khoăn, ngần ngại, …
- Trong các câu nghi vấn tìm được, các câu ở đoạn trích (a), (b), (c) có thể thay thế được bằng câu không phải câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương.
Câu 3: Đặt hai câu nghi vấn không dùng để hỏi:
- Cậu có thể kể cho tớ nghe nội dung của bộ phim "Cuốn theo chiều gió" được không?
- Lão Hạc ơi, sao đời lão khốn cùng đến thế.
Câu 4:
Trong giao tiếp, nhiều khi những câu nghi vấn như "Anh ăn cơm chưa ?" "Cậu đọc sách đấy à ?" "Em đi đâu đấy ?" không nhằm để hỏi mà để chào, làm quen, mối quan hệ giữa người nói với người nghe thường xã giao.
Copyright © 2021 HOCTAP247