Bài 19: So sánh - Ngữ văn 6

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. So sánh là gì?

a. Xét ví dụ

Trẻ em như búp trên cành.

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan

(Hồ Chí Minh)

→ Trẻ em là mầm non của đất nước tương đồng với búp trên cành, mầm non của cây cối. Đây là sự tương đồng cả về hình thức và tính chất.

⇒ Sự tươi non, đầy sức sống, chan chứa hy vọng.

⇒ Gợi tình cảm nâng niu, quý trọng đối với trẻ em.

b. Nhận xét

  • Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng
  • Mục đích: Làm nổi bật được cảm nhận của người viết, người nói. Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

1.2. Cấu tạo của phép so sánh

a. Mô hình cấu tạo

  • Xếp các ví dụ sau vào mô hình cấu tạo của phép so sánh
    • "Trẻ em như búp trên cành" (Hồ Chí Minh)
    • "Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân" (Tố Hữu)
Vế A
(cái được so sánh)
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B
(cái dùng để so sánh - cái so sánh)
Trẻ em
 
như
búp trên cành
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
  • Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm
    • Vế A: Nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.
    • Vế B: Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh ở vế A.
    • Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.
    • Từ so sánh.

b. Chú ý

* Trong thực tế, mô hình cấu tạo trên có thể biến đổi ít nhiều

  • Trong so sánh, phương diện so sánh và từ so sánh có thể được lượt bớt.
    • Ví dụ

Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào

  • Vế B có thể đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
    • Ví dụ: Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
Vế A
(cái được so sánh)
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B
(cái dùng để so sánh - cái so sánh)
Trường Sơn
 
 
chí lớn ông cha
Cửu Long     lòng mẹ bao la sóng trào
Con người không chịu khuất   Như tre mọc thẳng

1.3. Các kiểu so sánh thường gặp

Các kiểu so sánh

So sánh đồng loại So sánh khác loại
Phân loại So sánh người với người So sánh vật với vật So sánh người với vật So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng
Ví dụ Cô giáo như mẹ hiền

(1) Trên trời, mây trắng như bông

(2) Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như mạng nhện.

Mẹ già như chuối chín cây

(1) Sự nghiệp của chúng ta như rừng cây đang lên đầy nhựa sống và ngày càng lớn nhanh chóng

(2) Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông

Ví dụ

Đề bài: Viết đoạn văn tả cảnh ngày hè có sử dụng phép so sánh và đưa vào mô hình cấu tạo của phép so sánh.

Gợi ý làm bài

1. Đoạn văn

Quê em vào những ngày hè thật là nhộn nhịp. 
Mới sáng sớm tinh mơ, khi ông mặt trời còn chưa kịp mở mắt, bà con trong thôn đã thức dậy đổ ra đồng gặt hái. Tiếng cười nói léo nhéo, tiếng gọi nhau í ới, tiếng xe bò kéo cậm cạch, tiếng giục trâu đi cày rậm rịch làm rộn rã cả xóm làng. 
Mặt trời lên, màn sương tan dần. Ánh nắng ban mai chiếu rọi khắp không gian, tràn ngập cả đường làng, trải rộng trên khắp các cánh đồng. Những giọt sương đêm còn sót lại trên vạt cỏ ven đường lấp lánh như những hạt ngọc. Đâu đó, trong các lùm cây, tiếng chim ríu ran đón chào ngày mới như nâng nhẹ bước chân chúng em đến trường. Trên nền trời xanh thẳm, mấy sợi mây trắng mỏng manh in bóng xuống mặt nước, vắt ngang qua con mương nhỏ uốn lượn. Xa xa, dưới các thửa ruộng lúa chín, những chiếc nón trắng nhấp nhô như đàn cò đang lặn ngụp trên biển lúa vàng tươi. Dọc theo con đường đất đỏ quen thuộc này, trên khắp cánh đồng làng, khí thế ngày mùa mỗi lúc một tấp nập, đông vui. Mùi hương lúa mới thơm nồng cũng đã lan toả phảng phất trong gió thu nhè nhẹ. 
Khi nắng ngày một gay gắt, người làm ở đồng cũng thưa thớt dần. Đường làng lũ lượt người và xe qua lại. Nào người gánh lúa kĩu kịt trên vai, nào người vác cày dong trâu thong thả, nào những chiếc xe bò chất đầy lúa hối hả trở về nhà. Mấy cụ già thì lại tranh thủ quét nhặt những hạt thóc rơi vãi trên đường. Người nào người nấy ớt đẫm mồi hôi vì thấm mệt nhưng chuyện trò vẫn còn rôm rả. Ai cũng đều mừng vui vì lúa năm nay được mùa, hứa hẹn một cuộc sống no ấm hơn.
Những ngày mùa ở quê em thật bận rộn, tất bật. Em tự nhủ phải chăm chỉ học hành để sau này giúp người nông dân bớt đi nỗi vất vả, cực nhọc và góp sức xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

2. Đưa vào mô hình cấu tạo

Vế A
(cái được so sánh)
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B
(cái dùng để so sánh - cái so sánh)
Những giọt sương đêm còn sót lại trên vạt cỏ ven đường
lấp lánh 
như
những hạt ngọc
tiếng chim ríu ran đón chào ngày mới như nâng nhẹ bước chân chúng em đến trường
những chiếc nón trắng nhấp nhô như đàn cò đang lặn ngụp trên biển lúa vàng tươi

3. Soạn bài So sánh

Để nắm được khái niệm so sánh, cấu tạo của phép so sánh và các kiểu so sánh thường gặp, các em có thể tham khảo bài soạn So sánh.

Copyright © 2021 HOCTAP247