Câu cảm thán- soạn văn 8

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1. Hãy cho biết các câu trong những đoạn trích sau có phải đều là câu cảm thán không? Vì sao?

a) Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.

                                                                                                 (Phạm Duy Tốn)

b) Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

                                                                                               (Thế Lữ, Nhớ rừng)

c) Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi.

                                                                                                     (Tô Hoài)

- Không phải tất cả các câu trong những đoạn trích trên đều là câu cảm thán, chỉ có các câu sau (các câu có chứa những từ ngữ cảm thán) mới là câu cảm thán (chú ý các từ in đậm):

+ (a): Than ôi!; Lo thay!; Nguy thay!

+ (b): Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

+ (c): Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi.

Câu 2. Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong những câu sau đây. Có thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao?

a)                                              Ai làm cho bể kia đầy

                                       Cho ao kia cạn cho gầy cò con?

                                                                                     (Ca dao)

b)                          Xanh kia thăm thẳm từng trên

                            Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?

                                                                           (Chinh phụ ngâm khúc)

c)                                    Tôi có chờ đâu, có đợi đâu;

                                      Đem chi xuân đến gợi thêm sầu.

                                                       (Chế Lan Viên, Xuân)

d) Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

                                                        (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

 

  Các câu a. b. c, d đều là câu biểu lộ  cảm xúc. Câu a và b đều thể hiện ý oán trách. Câu c biểu lộ tình cảm buồn rầu khi xuân đến. Câu d thế hiện tỉnh cầm ăn năn, hối hận.

   Tuy nhiên các câu này đều không phải câu cảm thán vì chúng không mang các dấu hiệu hình thức của câu cảm thán.

Câu 3. Đặt câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc:

a) Trước tình cảm của một người thân dành cho mình.

b) Khi nhìn thấy mặt trời mọc.

a) Trước tình cảm cùa một người thân dành cho minh:

"Mẹ ơi! Con thật vô cùng biết ơn mẹ vì mẹ đã dành tất cd tình thương mến cho con!"

b) Khi nhìn thấy một trời mọc:

"Ôi, cành mặt trời đỗ như son đang mọc trên mặt biển thật đẹp tuyệt vời"

Câu 4. Nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán.

    - Câu nghi vẩn: Câu nghỉ vấn thường có dấu chấm hỏi ở cuối câu và dùng để hỏi, để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, biểu lộ tình cảm, cảm xúc.

{Có một số câu nghi vấn cũng kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng).

   - Câu cầu khiến: Trong câu cầu khiến thường có các từ cầu khiến như hãy, đừng, chớ, .đi, thôi, nào... hoặc có ngữ điệu cầu khiến. Câu cầu , khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than (cũng có khi là dấu chấm). Câu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...

   - Câu câm thán  Trong câu cảm thán thưởng có các từ ngữ cảm thán như ôi, than ổi, hỡi ơi, chao ôi, trời cd, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào... Câu cảm thán thưởng kết thúc bằng dấu chấm than.

   - Câu cảm thán dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

 

Copyright © 2021 HOCTAP247