Đề bài: Phân tích bài "Bàn luận về phép học"
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là một trong những danh nho học rộng tài cao của lịch sử nước ta. Sự nghiệp và sự uyên thâm của ông đã được người đời tôn lại bậc thầy. Dưới sự mời gọi chân thành, tha thiết của vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử mới nhận lời ra phò giúp triều đình. Trong quá trình đó ông đã dâng lên nhiều bản tấu đáng chú ý, đặc biệt là bài tấu dâng vào tháng 8/1971 nói về ba việc của một quân vương, trong đó đáng chú ý hơn cả là Bàn về phép học đã đem đến những nhận định đúng đắn, sáng suốt..
Dâng bản tấu này Nguyễn Thiếp nung nấu trong mình mong muốn trấn hưng sự nghiệp học tập của nước nhà, để mở mang dân trí, tăng cường học thuật. Bởi vậy trong phần triển khai vấn đề ông đã viết hết sức logic mạch lạc, về mục đích, nội dung cũng như phương pháp học tập, để từ đó người đọc mà noi theo.
Mở đầu bản tấu, ông dẫn ngay một câu cổ ngữ kinh điển: “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo” . Đạo ở đây chính là con đường học tập đạo đức, cách ứng xử với nhau trong đời sống hàng ngày, nhỏ là phạm vi gia đình, lớn là phạm vi xã hội. Đây cũng chính là cái đích của sự học. Như vậy, đối với La Sơn Phu Tử học trước hết là để làm người, làm một con người sống có đạo đức, sự học ấy không nằm ngoài như “tam cương ngũ thường” vốn có bấy lâu nay. Nhân đó, ông cũng nói lên thực trạng lúc bấy giờ khi “nền chính học đã bị thất truyền” , con người ta đua nhau lối học hình thức cầu danh lợi, chẳng biết đến đạo tam cương ngũ thường. Và ông đã đưa ra những dẫn chứng hết sức tiêu biểu “chúa tầm thường thần nịnh hót” nói lên thực tế đất nước ta dưới đời vua Lê, nạn mua quán bán chức tràn lan, đất nước mục duỗm từ trên xuống dưới,…Và cảnh “Nước mất, nhà tan cũng đều do những điều tệ hại ấy”.
Trước thực trạng đó của nước nhà, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã đề xuất đến những giải pháp hết sức thuyết phục. Đối với một đất nước hưng thịnh hay không chính là ở hiền tài của nước đó, bởi “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp” Cách để tạo ra hiền tài không gì khác chính là trấn hưng sự nghiệp học tập của đất nước. Ông đã đưa ra những nội dung và phương pháp học tập thiết thực, chính xác nhất.
Trước hết trường học ở các phủ huyện sẽ được mở rộng, để con cháu có thể “tùy đâu tiện đấy mà học”. Quan điểm của ông tuy đã cách chúng ta hàng thế kỉ nhưng đọc kĩ vẫn thấy còn giá trị cho đến thời điểm hiện tại. Vậy cách học như thế nào cho chính xác nhất? Theo ông học đầu tiề phải “lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc”, quả đúng như vậy, chưa có cái căn bản, cái gốc mà chộp giật học ngay lên cao, tất yếu sẽ bị chết yếu. Bởi vậy cần học từ thấp cho đến cao, ban đầu học tứ thứ, ngũ kinh, chư sử.
Phương pháp thứ hai là học rồi tóm lược lại cho gọn. Với vế thứ nhất, để làm được chúng ta cần đọc sâu, đọc kĩ để hiểu bản chất vẫn đề. Chỉ khi hiểu được bản chất thì mới có thể tóm lược lại cho dễ nhớ. Nói đến vấn đề này ta lại thấy một thực trạng đáng buồn hiện nay, học và đọc tràn lan, quá nhiều, khiến việc học không được hiệu quả. Người ta chú trọng số lượng hơn chất lượng, nhưng thực tình lại rất có hại. Đọc ít mà nhớ kĩ, ngấm sâu ấy mới là cách học tốt. Phải biết biến kiến thức của người thành kiến thức của mình, khi ấy sự học mới được coi là thành công.
Phương pháp cuối cùng chính là học phải đi đôi với hành. Tư tưởng giáo dục của ông hết sức hiện đại, tiến bộ. Học chỉ để đó thì chưa phải sự học, học phải biết ứng dụng, vận dụng nó vào thực tiễn cuộc sống. Đấy là lối học tốt nhất, hoàn thiện nhất giúp người ta vừa ghi nhớ, năm sâu kiến thức, vừa đồng thời gợi mở những tri thức mới. Lối học đó khác hoàn toàn với việc học chay, học vẹt cốt chỉ được trong thoáng chốc, không phục vụ lâu dài.
Cuối của văn bản, La Sơn Phu Tử một lần nữa khẳng định: “Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị” . Quá cũng chính là kết quả của việc học tập đúng đắn, nghiêm túc.
Bài tấu ngắn gọn, kiệm lời mà tràn đầy ý nghĩa. Với lập luận rõ ràng, sắc bén La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã đưa ra mục đích, phương pháp của việc học chân chính. Ý nghĩa của tác phẩm cho đến thời điểm của văn bản cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn được giữ nguyên giá trị.
Copyright © 2021 HOCTAP247