Trang chủ Lớp 8 Soạn văn Lớp 8 SGK Cũ Thuế máu Phân tích bài văn bản Thuế máu - Nguyễn Ái Quốc

Phân tích bài văn bản Thuế máu - Nguyễn Ái Quốc

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Đề bài: Phân tích bài văn bản Thuế máu - Nguyễn Ái Quốc

Hướng dẫn giải

    Sử dụng văn chương như một công cụ đắc lực trong chiến đấu, trước đây ta đã từng biết đến những án văn hùng hồn trong Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi. Tiếp bước thế hệ đi trước, trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng văn chương chính luận làm công cụ chiến đấu đắc lực, vạch trần tội ác của giác. Đoạn trích Thuế máu trong Bản án chế độ Thực dân Pháp đã cho thấy ngòi bút chính luận bậc thầy của người.

    Ngòi chút chính luận sắc sảo, đanh thép của Nguyễn Ái Quốc được thể hiện ngay trong lối tư duy logic, mạch lạc ở cách đặt tiêu đề cho mỗi chương. Thuế máu cách gọi vừa cho thấy số phận thảm thương, bất hạnh của những người dân nước thuộc địa. Vừa cho thấy sư độc ác, dã man của thực dân Pháp đối với nhân dân. Qua đó cũng bộc lộ thái độ của người viết: thương cảm cho số phận người dân và căm phẫn tột cùng với bè lũ thống trị.

    Bên cạnh đó cách đặt tên các phần cũng rất đáng lưu ý: Chiến tranh và người bản xứ, Chế độ lính tình nguyện và Kết quả sự hi sinh. Cách đặt nhan đề cho mỗi phần rất chính xác, theo trình tự thời gian, trước, trong và sau chiến tranh. Cách đặt tiêu đề cho các phần như vậy góp phần lột trần bộ mặt trơ trẽn, giả nhân giả nghĩa của chính quyền thực dân, đồng thời cho thấy sự bạo tàn đến tận cùng của chúng. Mặt khác ta cũng thấy được số phận bi thương của người dân nước thuộc địa.

    Đi sâu vào tác phẩm ta thấy rằng chưa bao giờ số phận của người dân nước thuộc địa lại bị coi thường, rẻ rúng đến như vậy. Dưới con mắt của những kẻ cầm quyền họ chẳng khác nào trâu ngựa, bởi vậy khi chiến tranh vừa xảy ra họ lập tức bị gọi đi ngay, họ phải chia xa vợ con và bỏ mạng trên các chiến trường châu Âu. Đến đây ngòi bút của Nguyễn Ái Quốc đi sâu vào từng sinh mạng bé bỏng phải bỏ mạng nơi đất khách quê người: “được xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái” “một số khác đã bỏ xác tại các miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng” “Một số khác đưa thân cho người ta tàn sát….”

    Không chỉ những người ra chiến trường mới phải chịu số phận bất hạnh, thảm thương, mà ngay cả những người dân thuộc địa, không phải ra chiến trận cũng phải chịu cái chết đau đớn tại các xưởng chế tạo vũ khí chiến tranh.

    Số người chết trên các chiến trường quả thực quá khủng khiếp, đến tám mươi vạn người dân bản xứ. Nhưng họ ra đi chiến đấu vì điều gì, vì thứ danh hiệu hão huyền, vì quyền lợi mà họ không bao giờ được hưởng. Họ – những người dân bản xứ đã đã bỏ mạng trên đất Pháp, và không bao giờ còn được nhìn thấy quê hương của mình nữa. Những người còn sống sót cũng có số phận chẳng hề khá khẩm hơn, họ bị thương, lết tấm thân tàn trở về, sống cuộc đời trâu ngựa cho đến cuối đời.

    Chiến tranh tuy đã kết thúc, nhưng thực dân Pháp vẫn tìm mọi cách để đầu độc nòi giống. Chúng sử dụng những chiêu bài hết sức thâm hiểm như cấp môn bài bán lẻ thuốc biện cho các thương binh Pháp và vợ con sĩ tử Pháp. Thủ đoạn thâm độc ấy đã đầu độc cả một dân tộc.

    Đến đây ngòi bút của Bác càng trở nên sắc sảo hơn, sau khi đã nêu lên số phận thảm thương của người dân bản xứ. Bác đã dùng những lời lẽ vừa đanh thép, vừa mỉa mai châm biếm để vạch trần bộ mặt gian xảo của chính quyền thực dân: “Để ghi nhớ công lao của người lính An Nam, chẳng phải người ta đã lột hết của cải của họ, từ chiếc đồng hồ, bộ quần áo mới toanh mà họ bỏ tiền túi ra mua, đến các vật kỉ niệm đủ thứ … trước khi họ đến Mác-xây xuống tàu về nước đó sao?”….

    Bản án chế độ thực dân Pháp nói chung và Thuế máu nói riêng là áng văn chính luận xuất sắc, với ngôn từ, giọng điệu châm biếm bậc thầy, nghệ thuật lập luận sắc sảo. Đằng sau đó ta còn thấy được máu và nước mắt của người dân thấm đẫm trên từng trang sách. Tác phẩm là lời tố cáo thống thiết và đanh thép chính quyền thực dân tàn bạo chà đạp lên quyền sống, quyền tự do của con người.

Copyright © 2021 HOCTAP247