Câu 1: Ba luận điểm ứng với 3 đoạn của văn bản:
- Phần 1: Từ đầu đến "nghỉ ngơi": đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn.
- Phần 2: Tiếp đến "Tốt hơn": đi bộ ngao du mở mang vốn tri thức.
- Phần 3: Phần còn lại: đi bộ ngao du sẽ tốt cho sức khỏe và tinh thần.
Câu 2: Về trật tự các luận điểm trong văn bản trên, tùy ở quan niệm của mỗi người xem cái nào quan trọng hơn thì đưa lên trước (có thể sắp xếp luận điểm hai hoặc luận điểm ba lên trước đều được).
Đối với Ru-xô, từ nhỏ đã bị chủ xưởng chửi mắng, đánh đập, lại phải đi ở cho người ta để kiếm ăn nên ông luôn khao khát tự do. Bởi vậy, ông đưa luận điểm đi bộ mang lại lợi ích tự do lên trên là điều dễ hiểu. Từ nhỏ, ông khao khát tri thức nhưng hầu như ông không được học hành, cả đời ông phải nỗ lực tự học. Ông lập luận trau dồi tri thức không qua sách vở mà qua thực tiễn cuộc sống sinh động, ông xếp luận điểm lợi ích đi bộ để trau dồi kiến thức ở vị trí thứ hai.
Câu 3: Chuyển đổi cách xưng hộ từ "ta" thành "tôi" tạo nên tính đa thanh, đa điệu, tìm sự đồng cảm nơi người đọc.
Câu 4: Qua bài văn nghị luận, người đọc có thể tìm thấy bóng dáng nhà văn Ru-xô. Ông là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.
Copyright © 2021 HOCTAP247