Cho đề bài: "Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh”. Lập dàn ý các luận điểm và luận cứ cẩn thiết
Mở bài: Nêu khái quát tầm quan trọng của chuyến tham quan, du lịch
Thân bài:
-Tham quan, du lịch được nhà trường phối hợp với phụ huynh tổ chức cho học sinh.
-Tham quan, du lịch có rất nhiều lợi ích:
+ Thu nhận thêm nhiều tri thức mới mẻ, bổ ích
+ Thư giãn tinh thần sau những giờ học căng thẳng
+ Rèn luyện sức khỏe, rèn luyện các kĩ năng mềm cần thiết khi đi du lịch cùng tập thể.
Kết bài: Khẳng định tác dụng của việc tham quan, du lịch
Câu 1 (trang 108 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
Để làm sáng tỏ vấn đề trên, cách sắp xếp các luân điểm theo trình tự trên chưa thật hợp lí:
-Đối với học sinh, tham quan, du lịch mục đích trước hết là phục vụ cho việc học tập mở rộng, nâng cao tri thức, đó là một nội dung trong chương trình học của học sinh.
-Luận điểm (b) và (c) cần được ưu tiên đưa lên trước và nên gộp lại thành 1 luận điểm
-Sửa lại như sau:
a) Những chuyên tham quan, du lịch giúp ta mở rộng, nâng cao tri thức. Khiến ta hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong nhà trường. Mang lại cho ta nhiều bài học có thể chưa có trong sách vở.
b) Những chuyến tham quan, du lịch giúp ta yêu mến hơn vẻ đẹp của thiên nhiên, của quê hương đất nước.
c) Những chuyến tham quan, giúp ta tăng cường sức khoẻ.
d) Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui.
Câu 2 (trang 108 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
a.Qua đoạn văn trong Đi bộ ngao du ta có thể có một số gợi ý cho việc đưa yếu tố biểu cảm vào tác phẩm nghị luận như sau:
- Trực tiếp biểu lộ cảm xúc qua các cụm từ: Ta hân hoan biết bao, ta sung sướng biết bao, Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế!...
- Giọng điệu phấn chấn, vui tươi, hồ hởi
b.
-Luận điểm "Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta nhiều niềm vui" có thể gợi cho chúng ta nhiều cảm xúc:
+ Vui vẻ, thích thú khi được đi tham qua
+ Háo hức muốn khám phá địa điểm đó
+ Ngỡ ngàng, sung sướng trước vẻ đẹp của cảnh quan
....
- Đoạn văn trong sách giáo khoa chưa thể hiện hết những cảm xúc ấy
- Đoạn văn trong SGK chưa có yếu tố biểu cảm. Cần sửa lại cách dùng từ ngữ (thêm các từ ngữ biểu cảm như : biết bao nhiêu, kì diệu thay, có ai... lại, làm sao có được ...), cách đặt câu trong đoạn văn trong SGK (Ví dụ: Bạn có nhớ cái lần cả lớp chúng mình cùng đến thăm vịnh Hạ Long không?) để đoạn văn diễu đạt tinh cảm của em một cách chân thực, rõ ràng, trong sáng và biểu cảm.
Câu 3 (trang 109 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
Mở bài: Khẳng định rằng nhiều bài thơ em đã học như Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khi con tú hú của Tố Hữu, Quê hương của Tế Hanh ... đều biểu hiện rõ tình cảm thiết tha của các nhà thơ đó, với thiên nhiên, đất nước.
Thân bài:
-Cảnh thiên nhiên đẹp, bình dị, thấm đẫn tình người
-Cảnh thiên nhiên gắn liền với khát khao tự do, yêu đời, yêu cuộc sống
-Cảnh thiên nhiên gắn liền với cảnh sinh hoạt, nỗi nhớ làng biển quê hương.
Kết bài: Cảm nhận về tình yêu thiên nhiên của 3 nhà thơ qua 3 tác phẩm trên.
Lưu ý: Yếu tố biểu cảm thể hiện qua cảm xúc chân thành trước tình cảm của nhà thơ ( có thể là vui sướng, khát khao cháy bỏng, nỗi nhớ da diết...) học sinh dựa vào kiến thức đã học để sử dụng yếu tố biểu cảm chính xác và hay vào bài văn của mình.
Copyright © 2021 HOCTAP247