3. Sắp xếp lại luận điểm đã cho: (a) – (c) – (e) – (b) – (d).
4. Xác định và vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả.
a. - Yếu tố tự sự:
+ Có bạn trút bỏ chiếc áo sơ mi để mặc vào một chiếc áo phông.
+ Có bạn đòi mua bằng được chiếc quần bò đắt tiền để diện đến trường.
+ Lại có bạn quên cả việc học tập.
+ Hôm qua, ở cổng trường, chút nữa là tôi không nhận ra bạn của lớp mình.
- Yếu tố miêu tả:
+ Trắng, loè loẹt, loằng ngoằng
+ Xé gấu và thủng gối
+ Dán mắt vào, đắm đuối.
+ Mái tóc đỏ hoe, đôi giày cao quá khổ, áo đen ngắn ngủn bó chặt lấy thân mình, người gầy nhỏ, quần trắng ống rộng lùng thùng
Luận điểm:
Sự ăn mặc của các bạn sao lại thay đổi nhiều đến thế!
b. - Yếu tố tự sự:
+ Nhớ lớp kịch "Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục" mà chúng ta mới học
+ Cái ông trưởng giả Giuốc-Đanh kia .đặt may lễ phục
+ Ông ta tưởng rằng hễ mặc được bộ lễ phục quý tộc là mình có ngay cái sang của nhà quý tộc.
+ Ông Giuốc-Đanh đã tự mình biến thành trò cười
+ Ông ta cò bị đám thợ phu lột áo, quần
- Yếu tố miêu tả:
+ Hãnh diện ngẩng cao đầu
+ Bộ quần áo may hoa lộn ngược và ngắn cũn cỡn
+ Bị lột cả áo ngắn, quần cộc
+ Giuốc-Đanh kia hăm hở
Luận điểm: Hình như các bạn vẫn cho rằng ăn mặc như thế mới tỏ ra là người "văn minh", "sành điệu". Và có lẽ các bạn vẫn tưởng rằng sự "sành điệu", "văn minh" ấy sẽ làm cho mình trở thành con người "thức thời" hơn, "hiện đại" hơn.
...Vậy thì sự sang trọng, có cả sự "sành điệu", "văn minh" nữa, có phải là được làm nên nhờ vào việc đua theo "mốt" này "mốt" nọ đâu!
5. Viết đoạn văn: Triển khai luận điểm phần thân bài.
b. Việc chạy theo các "mốt" ăn mặc ấy có nhiều tác hại (làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, gây tốn kém cho cha mẹ).
e. Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng cần phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, với lứa tuổi, hoàn cảnh sống
Không đưa vào những câu văn thừa (có nội dung không sát với luận điểm).
Copyright © 2021 HOCTAP247