Trang chủ Lớp 6 Ngữ văn Lớp 6 SGK Cũ Bài 28 Ngữ Văn 6 Câu trần thuật đơn không có từ LÀ - Ngữ văn 6

Câu trần thuật đơn không có từ LÀ - Ngữ văn 6

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ LÀ

a. Xét ví dụ: SGK

b. Nhận xét

a) Phú ông / mừng lắm

         CN           VN

b) Chúng tôi / tụ họp ở góc sân

        CN               VN

  • Vị ngữ của các câu trên không được kết hợp với từ là.
  • Vị ngữ do tính từ và cụm động từ tạo thành.
  • Có thể điển vào vị ngữ các từ: không, chưa.

c. Ghi nhớ

  • Trong câu trần thuật đơn không có từ LÀ:
    • Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.
    • Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa.

1.2. Câu miêu tả và câu tồn tại

a. Xét ví dụ: SGK

b. Nhận xét

a) Đằng cuối bãi, hai cậu bé con / tiến lên.

                              CN                    VN

b) Đằng cuối bãi, tiến lại / hai cậu bé con.

                            VN              CN

→ Câu thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn dẫn ở SGK là câu Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con. Trong câu này, vị ngữ được đảo lên trước chủ ngữ, nhằm nhấn mạnh vào nội dung thông báo nêu ở vị ngữ.

c. Ghi nhớ

  • Những câu dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm,... của sự vật nêu ở chủ ngữ được gọi là câu miêu tả. Trong câu miêu tả, chủ ngữ đứng trước vị ngữ.
  • Những câu dùng để thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật được gọi là câu tồn tại. Một trong những cách tạo câu tồn tại là đảo chủ ngữ xuống sau vị ngữ.

Ví dụ:

Xác định câu miêu tả và câu tồn tại trong những ví dụ sau:

a. Đây đó, trên vách động còn rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc.

(Trần Hoàng )

b. Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.

(Con Rồng, cháu Tiên)

c. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư, làng mở hội to lắm.

(Thánh Gióng )

d. Hồi ấy, ở Thanh Hoá có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ.

(Sự tích Hồ Gươm)

e. Cách Bà Rịa khoảng năm trăm cây số về phía đông - nam bờ biển, đã mọc lên một chùm đảo san hô nhiều màu. Đó là quần đảo Trường Sa, mảnh đất xa xôi nhất của Tổ quốc ta. 

(Hà Đình Cẩn )

g. Trong óc nhà toán học trẻ tuổi loé ra một tia sáng. Anh lặng lẽ trở về phòng mình và vạch một sơ đồ gì đó trên giấy.

(Lê Nguyên Long)

Gợi ý:

a. Đây đó, trên vách động còn rủ xuống / những nhánh phong lan xanh biếc.

                         VN                                              CN

→ Câu tồn tại.

b. Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ / thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.

                                                              CN                              VN

→ Câu tồn tại.

c. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục / gọi là làng Gióng.

                                                                   CN               VN    

→ Câu tồn tại.

Mỗi năm đến tháng tư, làng / mở hội to lắm.

                                    CN          VN

→ Câu miêu tả.

d. Hồi ấy, ở Thanh Hoá có một người làm nghề đánh cá tên là / Lê Thận.

                                            VN                                                CN

→ Câu tồn tại.

Một đêm nọ, Thận / thả lưới ở một bến vắng như thường lệ.

                    CN                        VN

→ Câu miêu tả.

e. Cách Bà Rịa khoảng năm trăm cây số về phía đông - nam bờ biển, đã mọc lên một chùm đảo san hô nhiều màu.

→ Câu miêu tả.

Đó là quần đảo Trường Sa, mảnh đất xa xôi nhất của Tổ quốc ta. 

→ Câu miêu tả.

g. Trong óc nhà toán học trẻ tuổi / loé ra một tia sáng.

                          CN                             VN

→ Câu tồn tại.

Anh / lặng lẽ trở về phòng mình và vạch một sơ đồ gì đó trên giấy.

CN                             VN

→ Câu miêu tả.

3. Soạn bài Câu trần thuật đơn không có từ LÀ

Để nắm được khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa, các em có thể tham khảo thêm 
bài soạn Câu trần thuật đơn không có từ LÀ​.

Copyright © 2021 HOCTAP247