Câu 1. Lập bảng thống kê các văn bản Văn học Việt Nam đã học từ bài 15 ở lớp 8:
Câu 2*. Nêu sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong các bài 15, 16 và trong các bài 18, 19.Vì sao thơ trong các bài 18, 19 được gọi tà “Thơ mới”? Chúng “mới” ở chỗ nào? Hãy chép lại những câu thơ em thích nhẩt, cho là hay nhất trong 4 bài thơ kể trên
Cả ba văn bản thơ trong các bài 15, 16 đều thuộc thể thơ thâ't ngôn hốt cú Đường luật. Đây là một thể thơ điển hình về tính quy phạm của thơ cổ điển với số câu, số chữ được hạn định, với luật bằng trắc, phép đối cũng như cách gieo vần chặt chẽ ở lớp 7, chúng ta đã làm quen với các bài " Qua đèo ngang' của bà Huyện Thanh Quan, " Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến... thuộc thể thơ này.
Còn các bài 18, 19 Nhớ rừng (Thế Lữ) , Quê hương cùa Tế Hanh thì khác hằn về mật hình thức nghệ thuật, các bài thơ sau linh hoạt, phóng khoáng và tự do hơn nhiều. ( bài thơ này tuy vốn tuân thủ một sô quy tắc: số chữ trong các câu bằng nhau (Nhớ rừng và Quê hương là thơ tám chữ; Ông đồ là thơ năm chữ) và đều có vần (vần liên tiếp hoặc vần gián cách), có nhịp điệu. Ba bài thơ này thuộc thơ mới. Thơ mới cũng có luật lệ, quy tắc nhất định nhưng không quá gò bó khuôn khô chặt chẽ như thơ cũ - thơ Đường luật. Hình thức của Thơ mới rõ ràng là linh hoạt, tự do hơn. Số câu trong bài không hạn định. Lời thơ gần gũi với lời nói tường thuật. Khồng có tính ước lệ và không công thức khuôn sáo, do dó cảm xúc của nhà thơ được phát biểu chân thực. Gọi tên là Thơ mới là vì vậy.
Thơ mới còn dùng để gọi tên cả một phong trào thơ lãng mạn bột phát trong những năm 1932-1933 chấm dứt năm 1945 với tên tuổi của Lưu Trọng Lư, The Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính...
Copyright © 2021 HOCTAP247