Giới thiệu một đặc sản quê hương

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài: Giới thiệu một đặc sản quê hương

Bài làm

Nem thính - đặc sản của đất Lam Kinh

Chẳng ai đã từng đến Thanh Hoá mà lại không biết đến món nem chua - đặc sản xứ Thanh đã trở nên quen thuộc đối với nhiều nơi trong cả nước. Tuy nhiên, ít ai đế ý đến một món ăn thú vị chẳng kém có cùng 'họ'' với nem chua - đó là nem thính. Ngay cả người Thanh Hoá, nếu không được sinh ra ở Thọ Xuân hoặc không có "ràng buộc" với vùng đất này thì nem thính là một cái tên xa lạ.

Loại nem này có từ khi nào không ai nhớ nổi. Chỉ biết rằng từ rất lâu, nem thính được coi là một món ăn không thể thiếu trong các ngày lễ hội, tết nhất, ngày giổ tổ tiên... Mỗi chiếc nem nặng khoảng 3-4 lạng đủ cho 4 người ăn, gồm có bì lợn, thịt nạc lẫn mỡ, gạo rang giã làm thính. Nếu gói them một ít lá sung hoặc lá ổi thì càng ngon. Nem gỏi xong chưa ăn được ngay mà phải để 2-3 ngày cho chắc lại và lên men. Trước khi ăn phải đem vùi xuống tro bếp nóng hoặc nướng bằng than hoa. Lật qua lật lại dể cháy lơp vỏ ngoài cho chín đều đến khi còn lại một lớp trong cùng là được, khi nào ăn mới bóc nốt lớp còn lại. Nem thính được dùng làm đồ nhắm, ăn kèm với dưa hành hoặc dưa góp cho đỡ ngấy. Ông Lô Hậu, 78 tuổi ở Thọ Xuân kể: tương truyền hàng năm, vào ngày 6 và 7 tháng Giêng, ở Thọ Xuân có một lễ hội đầu năm gọi là là Khai bút. Trong lễ Khai bút cả làng được tham dự, trừ gia đình nào có tang. Vào ngày này hàng năm, các họ trong làng thay phiên nhau làm nem thính đủ cho cả làng ăn trong lễ Khai bút. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình, trưởng họ khắc kích thước cúa chiếc nem mà họ mình đã làm lên trên cột đình, đến lễ Khai bút năm sau thì đến lượt họ khác. Chiếc cột đình này được khắc chi chít những hình nem như một minh chứng cho đời sống xã hội của người dân đất Lam Kinh.

Sau năm 1945, chiếc cột này bị phá và tục lệ một họ làm nem cho cả làng ăn không còn nữa. Tuy nhiên, mỗi khi xuân về, các gia đình ở Thọ Xuân vẫn làm nem thính và họ coi như một món không thể thiếu trong mâm cúng tổ tiên.

Copyright © 2021 HOCTAP247