Trang chủ Lớp 7 Ngữ văn Lớp 7 SGK Cũ Bài 10 Ngữ Văn 7 Luyện nói: văn biểu cảm về sự vật, con người - Ngữ văn 7

Luyện nói: văn biểu cảm về sự vật, con người - Ngữ văn 7

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Củng cố kiến thức trọng tâm về văn biểu cảm

a. Khái niệm

  • Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cám xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
  • Biểu cảm về sự vật, con người
    • Là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy nghĩ của mình về sự vật hay con người đó.

b. Bố cục

  • Gồm 3 phần
    • Mở bài
      • Có thể giới thiệu sự vật, cảnh vật trong thời gian, không gian.
      • Nêu cảm xúc ban đầu của mình về đối tượng cần biểu cảm.
    • Thân bài
      • Qua miêu tả, tự sự mà biểu lộ cảm xúc, ý nghĩ một cách cụ thể, chi tiết, sâu sắc.
    • Kết bài
      • Kết đọng cảm xúc, ý nghĩ hoặc nêu lên bài học tư tưởng.

c. Những cách lập ý thường gặp

  • Có 4 cách
    • Liên hệ hiện tại với tương lai.
    • Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại
    • Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước
    • Quan sát và suy ngẫm
  • So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa nói và viết.

So sánh

Dạng văn nói

Dạng văn viết

 

Giống Nhau

  • Đều thể hiện cảm Xúc về đối tượng biẻu cảm.
  • Đều có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bìa và kết bài

Khác nhau

  • Sử dụng cử chỉ, điệu bộ, giao tiếp.
  • Câu văn ngắn gọn.
  • Dùng khẩu ngữ.
  • Lựa chọn ý, chi tiết quan trọng nhất.
  • Sử dụng thêm các câu các từ chỉ quan hệ người nói người nghe như: "Kính thưa", "lời cảm ơn".
  • Có thể dùng câu văn dài, chau chuốt
  • Trình bày đầy đủ nội dung
  • Không dùng ngôn ngữ nói (khẩu ngữ)

1.2. Yêu cầu một tiết luyện nói

  • Học sinh luyện nói trước lớp theo dàn bài đã chuẩn bị.
  • Yêu cầu
    • Người nói
      • To rõ, bình tĩnh, tự tin, truyền cảm.
      • Mắt nhìn thẳng vào mọi người.
      • Cần chú ý khi nói phải mở đầu là: “Thưa thầy (cô), thưa các bạn”. Kết thúc là “Xin cám ơn thầy (cô) và các bạn đã chú ý lắng nghe”.
    • Người nghe
      • Chú ý lắng nghe, ghi chép.
      • Nhận xét ưu, khuyết điểm của bạn:
        • Nội dung được trình bày ra sao, bộc lộ cảm xúc như thế nào? Cần bổ sung điều gì?
        • Phong cách, ngôn ngữ của người nói.

1.3. Thực hành luyện nói

a. Đề bài

  • Mỗi em chọn một trong bốn đề sau, lập dàn bài tập nói ở nhà theo tinh thần một bài phát biểu trước lớp.
  • Đề bài
    • Đề 1: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những " người lái đò" đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai.

    • Đề 2: Cảm nghĩ về tình bạn.

    • Đề 3: Cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hằng ngày.

    • Đề 4: Cảm nghĩ về một món quà em nhận được thời thơ ấu.

b. Gợi ý lập dàn bài

Đề 1: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những " người lái đò" đưa thế hệ trẻ "cập bến" tương lai.

  • Mở bài
    • Cảm nghĩ chung về hình ảnh thầy cô giáo trong suy nghĩ và tình cảm của học trò.
  • Thân bài
    • Cảm nghĩ về những tri thức mà thầy cô mở ra cho học sinh
      • Thầy cô là người mang cho học sinh tri thức (những kiến thức trong vấn đề học tập, cách đối nhân xử thế, cách cư xử…)
      • Ý nghĩa của những tri thức đó trong giáo dục và bồi dưỡng tình cảm, hình thành nhân cách cho học sinh.
    • Cảm nghĩ về hình ảnh người thầy, người cô
      • Hình ảnh thầy cô trong việc truyền tải tri thức ( liên tưởng đến hình ảnh thầy cô soạn giáo án, thầy cô giảng dạy…).
      • Cảm nghĩ về sự quan tâm và những tình cảm của thầy cô với lớp học.
      • Nêu suy nghĩ bản thân về cuộc sống thanh bạch của người thầy và "nghề giáo".
      • Nêu cảm nghĩ về những đóng góp của thầy cô cho tương lai đất nước
      • Suy nghĩ về hình ảnh người thầy, người cô hiện nay (mở rộng vấn đề).
  • Kết bài
    • Khẳng định hình ảnh thầy cô sống mãi trong lòng học sinh.

Đề 2: Cảm nghĩ về tình bạn

  • Mở bài
    • Nêu được ý nghĩa của một tình bạn đẹp, giới thiệu tình bạn gắn bó của mình.
    • Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.
  • Thân bài
    • Thế nào là một tình bạn đẹp?
      • Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng, ...
      • Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau tận tình.
      • Không bao che, dung túng, trước thói xấu của bạn ...
    • Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy
    • Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình.
    • Không có bạn bè, đó là điều bất hạnh
  • Kết bài
    • Cảm nghĩ chung về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.

Đề 3: Cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hằng ngày.

  • Mở bài
    • Giới thiệu về sách vở.
      • Người ta thường nghĩ rằng mọi thứ đắt tiền đều quý giá nhưng thực tế có những thứ chưa hẳn là đắt nhất nhưng lại rất quý, thận chí là vô giá. Đó chính là sách vở.
  • Thân bài
    • Nêu vai trò của sách vở với con người (sách vở giúp chúng ta như thế nào, nó dạy ta điều tốt hay xấu,..)
    • Những cử chỉ, hành động, đối xử với sách vở (trân trọng hay dẫm đạp lên quyển sách, vở)
    • Bạn đã từng nhìn thấy người khác đối xử với quyển sách như thế nào.
    • Sách vở còn giúp con người giải trí với những mẩu truyện cười, giúp đầu óc thanh thản hơn, giúp bạn qua đi những mệt mỏi của mình.
    • Sách còn dạy chúng ta kinh nghiện sống, giúp ta vươn tới thành công, đến đỉnh cao của tri thức.
    • Nếu trên đời không có sách vở thì sẽ ra sao.
  • Kết bài
    • Nêu cảm nghĩ của mình về sách vở, và khẳng định lại vai trò của sách trong cuộc sống.

Đề 4: Cảm nghĩ về một món quà em nhận được thời thơ ấu.

  • Mở bài
    • Giới thiệu sơ lược về món quà, cảm nghĩ chung về ý nghĩa món quà với bản thân.
  • Thân bài
    • Hồi tưởng về món quà: Đó là gì? do ai tặng (bạn bè, người thân, thầy cô…), nhận được món quà vào dịp nào?
    • Hồi tưởng lại tâm trạng và tình cảm của bản thân khi nhận được món quà : cảm thấy vui vẻ, xúc động, biết ơn….
    • Nêu cảm nghĩ về ý nghĩa của món quà với bản thân trong quá khứ và hiện tại.
      • Quá khứ: Món quà có ý nghĩa gì với cuộc sống bản thân (có thể là sự khích lệ với bản thân để phấn đấu, món quà mang lại niềm vui tuổi thơ…)
      • Hiện tại: Món quà đó có ý nghĩa như thế nào (vd: nó trở thành nơi lưu giữ những kỉ niệm tuổi thơ; chính món quà cũng là một kỉ niệm, hồi ức không thể quên được…)
  • Kết bài
    • Nêu suy nghĩ, tình cảm với món quà và ý nghĩa của nó với bản thân trong cuộc đời.

2. Soạn bài Luyện nói: văn biểu cảm về sự vật, con người

Để biết cách lập dàn bài và viết một bài văn biểu cảm về sự vật và con người hoàn chỉnh, các em có thể tham khảo bài soạn Luyện nói: văn biểu cảm về sự vật, con người.

Copyright © 2021 HOCTAP247