Trang chủ Lớp 7 Ngữ văn Lớp 7 SGK Cũ Bài 20 Ngữ Văn 7 Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận - Ngữ văn 7

Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận - Ngữ văn 7

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Mối quan hệ giữa bố cục và luận điểm

a. Bố cục trong văn nghị luận

Đọc lại văn bản "Tinh thần yêu nước" và cho biết:

Có thể chia văn bản này thành mấy phần?

Nội dung của từng phần là gì?

  • Văn bản có bố cục ba phần:
    • Phần Mở bài nêu lên vấn đề sẽ bàn luận: tinh thần yêu nước của nhân dân ta – luận điểm lớn;
    • Phần Thân bài cụ thể hoá luận điểm lớn bằng các luận điểm nhỏ:
      • Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ;
      • Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại;
    • Phần Kết bài khẳng định những luận điểm đã trình bày: Bổn phận chúng ta ngày nay trong việc phát huy tinh thần yêu nước.

b. Lập luận trong văn nghị luận

  • Lập luận là cách đưa ra những luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) để thuyết phục người đọc (người nghe) về tư tưởng, quan điểm của người viết (nói). Từ luận điểm, người ta tiến hành xác định lí lẽ cho phù hợp. Sau đó, từ lí lẽ, người ta tiến hành lựa chọn dẫn chứng cho phù hợp. Như vậy, lí lẽ và dẫn chứng phải phù hợp với nhau và phù hợp với luận điểm.
  • Có lập luận tổng thể của cả bài – lập luận theo chiều dọc và có lập luận bộ phận của từng đoạn – lập luận theo chiều ngang.
  • Lập luận tổng thể, theo chiều dọc, thể hiện ra ở mối quan hệ giữa các phần trong bố cục (Mở bài – Thân bài – Kết bài) của bài viết hoặc giữa các đoạn trong phần Thân bài. Ví dụ, lập luận theo chiều dọc của bài Tinh thần yêu nướclà lập luận theo mối quan hệ thời gian, có thể được sơ đồ hoá như sau:

1.2. Ghi nhớ

  • Mỗi bài văn nghị luận có 3 phần:
    • Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát).
    • Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ).
    • Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ quan điểm của bài.
  • Để xác định luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần người ta sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng.

2. Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

Để nắm được nội dung bài học, các em có thể tham khảo

bài soạn Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.

Copyright © 2021 HOCTAP247