Tóm tắt bài
1.1. Mục đích và phương pháp chứng minh
Câu 1: Hãy nêu ví dụ và cho biết: Trong cuộc sống, khi nào người ta cần chứng minh? Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải làm như thế nào? Từ đó em rút ra nhận xét: Thế nào là chứng minh?
- Trong đời sống, chứng minh là một thao tác chúng ta thường xuyên sử dụng, vậy khi nào người ta cần chứng minh? Khi chúng ta muôn chứng tỏ một điều gì đó là chân thật, đáng tin cậy thì khi đó chúng ta cần chứng minh.
- Để người khác tin vào lời nói của mình em phải đưa ra những lí lẽ, những chứng cứ xác thực (tức là phải chứng minh).
- Vậy chứng minh là đưa ra băng chứng để chứng tỏ hoặc làm sáng tỏ một vấn đề nào đó là đúng, là chân thật.
Câu 2: Trong văn bản nghị luận, khi nào người ta chỉ sử dụng lời văn (không được dùng nhân chứng, vật chứng) thì làm thế nào để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy?
- Trong văn nghị lụân, để chứng tỏ một ý kiến là đúng đắn, đáng tin cậy ta phải dùng phép lập luận chứng minh, phải đưa ra lí lẽ, dẫn chứng đã được chọn lọc để thuyết phục người đọc, người nghe.
Câu 3: Đọc bài văn nghị luận Đừng sợ vấp ngã và trả lời câu hỏi:
a. Luận điểm của bài văn này là gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó.
-
Luận điểm cơ bản là: khuyên con người phải luôn cố gắng hết mình, đừng sợ vấp ngã.
-
Những câu văn mang luận điểm:
b. Để khuyên người ta “đừng sợ vấp ngã”, bài văn đã lập luận như thế nào? Các dẫn chứng được dẫn ra có đáng tin không? Qua đó, em hiểu phép lập luận chứng minh là gì?
- Để khuyên con người đừng sợ vấp ngã, bài văn đã lập luận bằng cách: Đầu tiên tác giả khẳng định vấp ngã là chuyện thường và sau đó nêu ra hàng loạt các dẫn chứng về những người nổi tiếng cũng từng vấp ngã, nhưng vấp ngã không làm họ nản chí mà là động lực thúc đẩy họ cố gắng vươn lên để mang về cho mình sự thành công. 5 dẫn chứng tác giả đưa ra rất tiêu biểu, chọn lọc. Cuối cùng, tác giá nêu ra cái đáng sợ hơn vấp ngã là sự thiếu cô' gắng.
- Như vậy, tác giả đã dùng các sự thật đáng tin cậy và được nhiều người công nhận để dẫn ra. Cách lập luận như vậy rất chặt chẽ, thuyết phục người đọc. Qua đó em hiểu lập luận chứng minh là dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được công nhận đế chứng tỏ luận điểm mới là đáng tin cậy.
1.2. Ghi nhớ
- Trong đời sống người ta dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó đáng tin.
- Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy.
- Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
2. Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
Để hiểu được mục đích, phương pháp chứng minh và biết vận dụng vào làm văn nghị luận cho hoàn chỉnh, các em có thể tham khảo
bài soạn Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh.