Có thể thu những khí nào vào bình (từ những thí nghiêm trong phòng thí nghiệm): khí hiđro; khí clo; khí cacbon đioxit, khí metan CH4 bằng cách:
a) Đặt đứng bình ?
b) Đặt ngược bình ?
Giải thích việc làm này.
- Những khí nặng hơn không khí có thể thu được bằng cách đặt đứng bình.
- Những khí nhẹ hơn không khí có thể thu được bằng cách đặt ngược bình.
Lời giải chi tiết
Ta có tỉ khối của các khí so với không khí:
\(d_{H_{2}/kk}\) = \(\frac{M_{H_{2}}}{M_{kk}}\) = \(\frac{2}{29}\) = 0,07; \(d_{Cl_{2}/kk}\) = \(\frac{M_{Cl_{2}}}{M_{kk}}\) = \(\frac{71}{29}\) = 2,45
\(d_{CO_{2}/kk}\) = \(\frac{M_{CO_{2}}}{M_{kk}}\) = \(\frac{44}{29}\) = 1,52; \(d_{CH_{4}/kk}\) = \(\frac{M_{CH_{4}}}{M_{kk}}\) = \(\frac{16}{29}\) = 0,55
a) Khi đặt đứng bình ta sẽ thu được những chất khí nặng hơn không khí (có tỉ khối đối với không khí lớn hơn 1) như khí clo (nặng hơn 2,45 lần), khí cacbon đioxit (1,52 lần).
b) Khi đặt ngược bình ta sẽ thu được những chất nhẹ hơn không khí (có tỉ khối đối với không khí nhỏ hơn 1) như khí hiđro (nhẹ hơn 0,07 lần), khí metan (nhẹ hơn 0,55 lần).
Copyright © 2021 HOCTAP247