Trang chủ Lớp 8 Ngữ văn Lớp 8 SGK Cũ Bài 4 Ngữ Văn 8 Liên kết các đoạn văn trong văn bản - Ngữ văn 8

Liên kết các đoạn văn trong văn bản - Ngữ văn 8

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản

Câu 1. Hai đoạn văn sau đây có mối liên hệ gì không? Tại sao?

Ngữ liệu SGK trang 51

  • Hai đoạn văn trên không có quan hệ với nhau. Mối quan hệ về nội dung giữa hai đoạn này lỏng lẻo, không liển mạch. Đoạn đầu tả cảnh sân trường trong ngày tựu trường hiện tại. Đoạn sau nêu cảm giác của nhân vật “tôi” một lần ghé qua thăm trường trước đây.

Câu 2: Đọc đoạn văn của Thanh Tịnh và trả lời câu hỏi

Câu a: Cụm từ trước đó mấy hôm bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ hai

  • Cụm từ “Trước đó mấy hôm’’ làm rõ về ý nghĩa thời gian cho đoạn văn thứ hai, để nói lên sự khác biệt của sân trường Mĩ Lí mấy hôm trước và sân trường Mĩ Lí ngày hôm nay (ngày khai trường), làm cho ý của văn bản liền mạch, hợp lí. 

Câu b: Theo em, với cụm từ trên, hai đoạn văn đã liên hệ với nhau như thế nào?

  • Cụm từ “Trước đó mấy hôm’’ làm cho hai đoạn văn liên hệ với nhau về mặt thời gian : quá khứ - hiện tại.

Câu c: Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện liên kết đoạn. Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản

  • Tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản: Khi kết thúc đoạn văn này chuyển sang đoạn văn khác, người viết phải chú ý sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện liên hệ ý nghĩa giữa chúng. Các phương tiện này có tác dụng liên kết ý nghĩa giữa các đoạn văn với nhau tạo nên một văn bản chặt chẽ, liền mạch.

1.2. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản

a. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn

Câu a. Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

Ngữ liệu SGK trang 51

  • Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phấm văn học. Đó là những khâu nào?
    • Hai đoạn văn nói về hai khâu của quá trình lĩnh hội tác phẩm đó là khâu tìm hiểu và khâu cảm thụ.
  • Tìm các từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên
    • Từ ngữ liên kết : Bắt đầu là… sau khâu tìm hiểu là… 
  • Để liên kết các đoạn có quan hệ liệt kê, ta thường dùng các từ ngữ có tác dụng liệt kê. Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê (trước hết, đầu tiên,...)
    • Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê : Thứ nhất – thứ hai, trước hết – sau đó, bắt đầu – tiếp theo, đầu tiên-sau là…

Câu b:  Đọc lại đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới.

Ngữ liệu SGK trang 51, 52

  • Phân tích quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên.
    • Cả hai đoạn văn đều nói về cảm xúc về ngôi trường Mĩ Lí của nhân vật “tôi" trước đó mấy hôm và trong hiện tại. Hai câu cảm xúc hoàn toàn trái ngược nhau.
  • Tìm từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó
    • Từ ngữ liên kết: nhưng.
  • Để liên kết hai đoạn văn có ý nghĩa đối lập, ta thường dùng từ ngữ biểu thị ý nghĩa đối lập. Hãy kể các phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập (nhưng, trái lại,...)
    • Các phương tiện liên kết có ý nghĩa đối lập: nhưng, trái lại, ngược lại, vậy mà…

Câu c: Đọc lại hai đoạn văn ở mục I.2 trang 50 - 51 và cho biết đó thuộc từ loại nào. Trước đó là khi nào?

Chỉ từ, đại từ cũng được dùng làm phương tiện liên kết đoạn. Hãy kể tiếp các từ có tác dụng này (đó, này,....)

Gợi ý:

  • Từ đó thuộc loại chỉ từ. Trước đó là ngày mà nhân vật “tôi’’ đi qua làng Hòa An bẫy quyên.
  • Các đại từ, chỉ từ được dùng làm phương tiện liên kết: đó, này, kia.

Câu d: Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên duới

Ngữ liệu SGK trang 52

  • Phân tích mối quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên
    • Mối quan hệ: Đoạn đầu nêu ý cụ thể, đoạn sau nêu ý khái  quát.
  • Tìm từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó
    • Từ liên kết: Nói tóm lại.
  • Để liên kết đoạn có ý nghĩa cụ thể với đoạn có ý nghĩa tổng kết, khái quát, ta thường dùng các từ ngữ có ý nghĩa tổng kết, khái quát sự việc. Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết mang ý nghĩa tổng kết, khái quát (tóm lại, nhìn chung,...)
    • Các phương tiện liên kết có ý nghĩa khái quát: tóm lại, nhìn chung, có thể nói  rằng, có thể khẳng định rằng, kết luận lại...

b. Dùng câu nối để liên kết đoạn văn

  • Tìm câu liên tiếp giữa hai đoạn văn sau. Tại sao câu đó lại có tác dụng liên kết?

Ngữ liệu SGK trang 52

  • Câu "Ai dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!" là câu có tác dụng liên kết
  • Câu đó lại có tác dụng liên kết vì: nó khép lại ý đoạn trên, chuyển sang ý đoạn dưới.

Ví dụ

Đề: Thay thế từ ngữ dùng để liên kết các đoạn văn sau đây bằng các từ ngữ tương đương.

Năm 1859, thành phố Gia Định quê hương của Nguyễn Đình Chiểu bị giặc chiếm. Nguyễn Đình Chiểu rời bỏ Gia Định, tản cư về quê ở Cần Giuộc. Năm 1861, Cần Giuộc lại bị giặc chiếm, Nguyễn Đình Chiểu lại cùng bạn bè, vợ con tan cư đi Ba Tri.

Giữa lúc đó triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước đầu hàng cắt dâng ba tỉnh miền Đông Nam Bộ cho thực dân Pháp...

(Đặng Thai Mai)

Gợi ý làm bài

  • Các em có thể tham khảo gợi ý dưới đây
    • Từ ngữ chuyển đoạn: giữa lúc đó
    • Có thể chọn và thay thế bằng các từ: trong năm đó, cũng trong thời gian đó, cũng trong năm đó,...

3. Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản

Để viết bài được mạch lạc, trôi chảy, biết cách liên kết các đoạn văn trong một văn bản, các em có thể tham khảo bài soạn Liên kết các đoạn văn trong văn bản.

 

Copyright © 2021 HOCTAP247