Tóm tắt bài
1.1. Dàn ý của bài văn tự sự
a. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự
Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới
Ngữ liệu SGK trang 92
Yêu cầu:
Câu a: Bài văn trên có thể chia làm ba phần Mở bài, Thân bài và Kết bài. Hãy chỉ ra ba phần đó và nêu nội dung khái quát của mỗi phần
- Mở bài: Từ đầu...la liệt trên bàn → Kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật.
- Thân bài: Vui thì vui thật...không nói → Món quà sinh nhật độc đáo
- Kết bài: Cảm ơn.....hết→ Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật độc đáo
Câu b: Lần lượt tìm và chỉ ra các yếu tố sau:
- Bài văn kể về việc gì? Ai là người kể chuyện (ở ngôi thứ mấy)?
- Bài văn kể về: món quà sinh nhật
- Nhân vật "tôi" - tên là Trang kể lại câu chuyện ở ngôi thứ nhất.
- Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Trong hoàn cảnh nào?
- Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang vào buổi sáng, trong hoàn cảnh bạn bè họp mặt kỉ niệm sinh nhật của Trang.
- Chuyện xảy ra với ai? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao?
- Chuyện xảy ra trong đám bạn bè, với ba nhân vật: Thanh, Trinh và Trang.
- Nhân vật chính là Trinh (Trinh tạo ra sự bất ngờ trong câu chuyện).
- Mỗi nhân vật mang một tính cách: Trang thì sôi nổi, vội vàng, còn Trinh thì vui vẻ, điềm tĩnh…
- Câu chuyện diễn ra như thế nào? (Mở đầu nêu vấn đề gì? Đỉnh điểm câu chuyện ở đâu? Kết thúc ở chỗ nào? (Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ?)
- Câu chuyện diễn ra rất thú vị, có sự vui vẻ, nhưng bồn chồn chờ đợi. Điểm đỉnh câu chuyện ở việc chờ đợi Trinh đến và kết thúc khi món quà mừng sinh nhật của Trinh được trình mọi người biết.
- Câu chuyện kết thúc khi Trang hiểu ý nghĩa món quà sinh nhật mà Trinh tặng cho và hết sức bất ngờ vì nó là dấu ấn một kỉ niệm đẹp của hai người trong vườn cây ổi.
- Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào trong truyện? Nêu tác dụng của những yếu tố miêu tả và biểu cảm này.
- Các yếu tố miêu tả, biểu cảm đã đưa người ngọc vào một tâm trạng chờ đợi của Trang đối với Trinh để rồi sau đó thấy tấm lòng rất đáng quý của bạn.
- Yếu tố miêu tả và biểu cảm có tác dụng nâng ý nghĩa món quà sinh nhật lên thành một kỉ niệm, đầy ấn tượng. Nó không phải là món quà mua vội vàng trên vỉa hè, trong cửa hiệu, chỉ cốt bỏ tiền ra là mua được, mà nó là cả một tấm lòng trân trọng của Trinh ; Trinh đã ấp ủ, nâng niu, hằng nghĩ đến suốt bao ngày nay.
Câu c: Những nội dung trên (ý b) được tác giả kể theo trình tự nào? (Tuần tự theo thời gian trước - sau hay đảo ngược từ hiện tại nhớ về quá khứ...)
- Câu chuyện kể lại các sự việc diễn biến từ đầu đến cuối buổi sinh nhật. Nhưng trong khi kể tác giả kể xen kẽ hồi ức ngược thời gian để nói về sự việc đã diễn ra từ mấy tháng trước.
b. Dàn ý của một bài văn tự sự
a. Mở bài
- Thường giới thiệu sự việc, nhân vật và tính huống xảy ra câu chuyện (cũng có khi nêu kết quả của sự việc, số phận nhân vật trước.)
b. Thân bài
- Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định (câu chuyện diễn ra ở đâu? Khi nào? Với ai? Như thế nào?....)
- Trong khi kể, người viết thường kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miểu tả.
c. Kết bài
- Thường nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc (người kể chuyện hay một nhân vật nào đó)
2. Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Để biết cách sắp xếp ý, biết cách lồng các yếu tố miêu tả, biểu cảm vào văn tự sự, các em có thể tham khảo bài soạn Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.