Hai cây phong của Ai-ma-tốp - Ngữ văn 8

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Tác giả - Ai-ma-tốp (1928 – 2008)
  • Là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, xuất thân trong một gia đình viên chức.
  • Được giải thưởng Lê-nin ( 1961).
  • Viết văn bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng Nga.

b. Tác phẩm

  • Tác phẩm rút từ tập “Núi đồi và thảo nguyên”. 
  • Văn bản là phần đầu củatruyện “Người thầy đầu tiên"

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a.  Người kể chuyện

  • Hai mạch kể lồng ghép:
    • Người kể chuyện đã sử dụng hai đại từ nhân xưng là: "tôi", "chúng tôi".
      • Mạch kể chuyện xưng "tôi": từ đầu văn bản cho tới "chiếc gương thần xanh" và ở phần cuối, từ "Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào" đến hết truyện. → Người kể chuyện nhân danh người họa sĩ.
    • Mạch kể chuyện xưng "chúng tôi": từ "Vào năm học cuối cùng" tới "chân trời xa thẳm biêng biếc kia". → Người kể chuyện nhân danh "bọn con trai", trong đó người kể cũng là một trong số những đứa trẻ đó.
  • Mạch kể xưng "tôi" quan trọng hơn vì:
    • Căn cứ vào độ dài văn bản, mạch kể xưng "tôi" có cả ở phần đầu và phần cuối văn bản.
    • "Tôi" có mặt ở cả hai mạch kể.

b. Hai cây phong và kí ức tuổi thơ

  • Trong mạch kể của chúng tôi có hai đoạn:
    • Đoạn trên: hai cây phong trên đồi cao vào năm học cuối cùng, trước kì nghỉ hè, bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim.
    • Đoạn dưới: “Thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng” mở ra trước mắt bọn trẻ: đất rộng bao la, dải thảo nguyên hoang vu, những con sông ; lắng nghe tiếng gió ảo huyền

→ Hai cây phong đã để lại những ấn tượng khó quên về thời thơ ấu. 

  • Hai cây phong được phác thảo với những nét tiêu biểu:
    • Hai cây phong “khổng lồ” với các “mắt mấu”, các cành “cao ngất bóng mát rượi”
    • Quang cảnh: “chân trời xa thẳm”, “thảo nguyên hoang vu”, "dòng sông lấp lánh” => Cách miêu tả đậm chất hội hoạ.

c. Hai cây phong và thầy Đuy-sen

  • Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết.
  • Hai cây phong ấy gắn bó với kỉ niệm tuổi học trò.
  • Hai cây phong là minh chứng xúc động về thầy Đuy-sen
  • Hai cây phong được miêu tả hết sức sống động: “nghiêng ngả thân cây, rung dộng lá cành”” tiếng lá reo”, “tiếng rì rào...”, “thì thầm” “im bặt, thở dài”....

→ nhân cách hoá cao độ, hết sức sinh động

  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Truyện gây xúc động với người đọc ở tình yêu quê hương sâu sắc qua hình tượng hai cây phong và câu chuyện về thầy Đuy-sen, người đã vun trồng ước mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình.
      • Hai mạch kể lồng ghép
    • Nghệ thuật

      • Thứ tự kể đan xen giữa quá khứ và hiện tại
      • Cách dẫn truyện khéo léo, tinh tế.
      • Kết hợp hài hoà với các yếu tố miêu tả và biểu cảm. trong khi miêu tả có sử dụng NT so sánh, nhân hoá

Ví dụ:

Đề:  Nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện?

Gợi ý làm bài

  • Các em có thể trả lời bằng cảm nghĩ của mình. Tuy nhiên các em có thể tham khảo hai gợi ý sau:
    • Hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai gần 40 năm về trước
    • Hai cây phong gắn liền với tên tuổi của thầy Đuy-sen.

3. Soạn bài Hai cây phong

Truyện ngắn “Hai cây phong” là phần đầu tiên trong tập truyện “Người thầy đầu tiên” của nhà văn Ai–Ma –Tốp. Câu chuyện tái hiện lại toàn cảnh vùng quê nghèo Cư–rô–giơ–xtan ở những năm giữa thế kỉ 20 qua hình tượng sống động nhân cách hóa “hai cây phong” được miêu tả bằng trí tưởng tượng và một tâm hồn nghệ sĩ của nhân vật “tôi” – một đứa con của quê hương. Để nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Hai cây phong.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Hai cây phong

Hai cây phong được trích từ phần đầu của truyện Người thầy đầu tiên của nhà văn Ai-ma-tốp. Câu chuyện kể về những kí ức trong trẻo của những đứa trẻ làng Ku-ku-rêu gắn liền với hai cây phong trên đỉnh đồi. Đồng thời, xen kẽ với mạch truyện ấy là câu chuyện kể về tình thầy trò của người thầy Đuy-xen và cô bé An-tư-nai. Để nắm được nội dung bài học cũng như cách làm các đề văn xoay quanh tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

Copyright © 2021 HOCTAP247