Ôn tập truyện kí Việt Nam - Ngữ văn 8

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1. Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu năm học theo mẫu sau:

Tên văn bản, tác giả (1) Thể loại (2) Phương thức biểu đạt (3) Nội dung chủ yếu (4) Đặc sắc nghệ thuật (5)
         
         

 

Tên văn bản, tác giả (1) Thể loại (2) Phương thức biểu đạt (3) Nội dung chủ yếu (4) Đặc sắc nghệ thuật (5)
Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng) Hồi kí (trích) Tự sự (có xen trữ tình) Nỗi đau của đứa bé mồ côi và tình yêu thương của mẹ bé. Văn hồi kí chân thực, trữ tình, tha thiết.
Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) Tiểu thuyết (trích) Tự sự Phê phán chế độ tàn ác, bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn. Khắc họa nhân vật và miêu tả hiện thực một cách chân thực, sống động.
 
Lão Hạc (Nam Cao) Truyện ngắn (trích) Tự sự (có xen yếu tố trữ tình) Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ. Nhân vật được miêu tả sâu về tâm lí, cách kể chuyện tự nhiên, vừa linh hoạt vừa đậm tính chất trữ tình.

Câu 2. Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của ba văn bản trong các bài 2, 3 và 4. 

  • Giống nhau: 
    • Đều là văn bản tự sự, thuộc truyện kí hiện đại sáng tác vào thời kì 1930 - 1945. 
    • Đều lấy đề tài về cuộc sống và con người của xã hội thực dân phong kiến, miêu tả số phận cực khổ của những người nghèo khổ bị vùi dập trong xã hội ấy. 
    • Có lối viết chân thực, gần gũi đời sống, sinh động.
    • Các văn bản, tác phẩm đều chan chứa tinh thần nhân đạo, nêu cao tình thần nhân đạo.
    • Tố cáo tội ác xấu xa của giai cấp thống trị đương thời.
  • Khác nhau: Mỗi tác phẩm có những điểm khác về các mặt như: thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung chủ yếu và đặc sắc nghệ thuật.
    • Có người vừa nghèo khổ lại vừa bị hủ tục xô đẩy. 
    • Có người vì quá nghèo khổ phải đứng lên phản kháng lại, có người lại chôn chặt nỗi đau ấy trong một cái chết thảm thương. 
    • Về phương diện biểu đạt thì mỗi văn bản thể hiện sắc thái miêu tả, biểu cảm đậm nhạt khác nhau.
    • Sự khác nhau cụ thể của văn bản 1,2 3 được trình bày ở câu 1.

Câu 3. Trong mỗi văn bản của các bài 2, 3 và 4 kể trên, em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào? Vì sao?

  • Sức mạnh tiềm tàng ở nhân vật chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" của tác giả Ngô Tất Tố làm cho em yêu thích nhất. Một người đàn bà lực điền dịu hiền, yêu thương chồng con hết mực, sống nhẫn nhịn, chịu đựng, vị tha,... Nhưng khi chồng mình bị bọn lý trưởng và cai lệ hành hạ, đánh đập đến sức cùng lực kiệt, thì ở trong chị như có một sức mạnh tiềm tàng và chị đã dũng cảm vùng dậy đánh nhau với bọn chúng. Khi đọc đến đoạn miêu tả chị Dậu giằng co và quật ngã bọn chúng, em cảm thấy sung sướng, hả hê. Em càng khâm phục, yêu thương và trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu.

2. Soạn bài Ôn tập truyện kí Việt Nam

Để phân biệt được sự giống nhau và khác nhau cơ bản của truyện kí, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Ôn tập truyện kí Việt Nam.

Copyright © 2021 HOCTAP247