Trang chủ Lớp 8 Ngữ văn Lớp 8 SGK Cũ Bài 16 Ngữ Văn 8 Muốn làm thằng Cuội - Tản Đà - Ngữ văn 8

Muốn làm thằng Cuội - Tản Đà - Ngữ văn 8

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Tên: Nguyễn Khắc Hiếu.
  • Quê quán: Làng Thượng Khê, huyện Bất Bạt nay thuộc Ba Vì, Hà Nội.
  • Cuộc đời:
    • Ông xuất thân là một nhà Nho, hai lần đi thi không đỗ, chuyển sang văn chương quốc ngữ.
    • Thơ ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn, đậm đà bản sắc dân tộc, có những sáng tạo, tìm tòi mới mẻ.
    • Có thể xem thơ ông như một gạch nối giữa nền thơ cổ điển và nền thơ hiện đại Việt Nam.
  • Các tác phẩm chính: Khối tình con I, II, Giấc mộng con I, II,...

b. Tác phẩm

  • Văn bản Muốn làm thằng Cuội nằm trong quyển Khối tình con I xuất bản năm 1917.

c. Bố cục

Bài văn được chia làm 3 phần

  • Phần 1: Hai câu thơ đầu: Tâm trạng trước cuộc sống thực tại.
  • Phần 2: Hai câu sau: Ước muốn của nhà thơ.
  • Phần 3: Hai câu thơ cuối: Cảm xúc khi nhìn xuống thế gian.

d. Thể thơ

  • Thất ngôn bát cú Đường luật

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Hai câu đề

“Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi

Trần thế em nay chán nửa rồi”

  • Câu cảm thán kết hợp lời thơ giản dị.
  • Tâm trạng: buồn chán, thất vọng. Vì cảnh nước nhà nô lệ, bản thân cô đơn, thất vọng bế tắc. Đó là nỗi buồn tồn vong của đất nước, nỗi đau của nhân tình, nỗi cô đơn bế tắc của một kiếp người.

b. Hai câu thực

“Cung quế đã ai ngồi đó chửa

Cành đa xin chị nhắc lên chơi”

  • Ước muốn được lên cung trăng, được làm “thằng cuội”, thực chất là muốn được thoát li khỏi thực tại tầm thường, buồn chán.
  • Đó là ước muốn rất lãng mạn nhưng cũng rất “ngông”.

c. Hai câu luận

“Có bầu có bạn can chi tủi

Cùng gió cùng mây thế mới vui”

  • Tự nhận mình là chi ân, chi kỉ, xem chị Hằng là một người bạn tâm tình để giãi bày mọi nỗi niềm sâu kín
  • Lên cung trăng được sánh vai cùng chị Hằng, được vui cùng mây, gió, quên hết cô đơn, sầu tủi.
  • Khát vọng được sống vui tươi, tự do.

d. Hai câu kết

“Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám

Tựa nhau trông xuống thế gian cười”

  • Hình ảnh thuần tưởng tượng, vừa thể hiện sự thoả mãn ước nguyện, cười nhạo cõi đời xấu xa vừa thể hiện sự buồn bã, chua sót.
  • Đây là cảnh thật tình tứ, lãng mạn. Thể hiện một hồn thơ vừa sầu, vừa mộng. Đó chính là đỉnh cao của hồn thơ ngông và lãng mạn của Tản Đà
  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Bộc lộ tâm sự của tác giả:

      • Buồn chán thực tại

      • Khát vọng được sống tự do theo nhu cầu cá nhân của chính mình

    • Nghệ thuật

      • Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, giàu tính khẩu ngữ.

      • Bút pháp lãng mạn.

      • Giọng thơ hóm hỉnh duyên dáng.

Ví dụ

Đề: Phân tích cái ngông trong thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài 

  • Giới thiệu về tác giả Tản Đà
  • Nêu vài đặc điểm chính về bài thơ Muốn làm thằng Cuội

2. Thân bài

  • Cái "ngông" của Tản Đà có những đặc thù do sự quy định của thời đại trong bài Muốn làm thằng Cuội, cái ngông của Tản đà có những biểu hiện nổi bật:
  • Buồn chán, nỗi sầu của một tâm hồn lãng mạn, cô đơn bế tắc và bất hòa sâu sắc với xã hội.
  • Khao khát rất khác người, rất ngông.
  • Muốn thoát li bằng mộng tưởng hướng tới cuộc sống tốt đẹp, tự do.
  • Lời đề nghị dịu dàng, duyên dáng và hóm hỉnh.
  • Khát vọng lên cung trăng bầu bạn với chị Hằng, thể hiện cuộc sống hạnh phúc vui vầy.
  • Khung cảnh hạnh phúc, sung sướng, đầy ắp niềm vui. Họ như hình ảnh đôi tình nhân tựa vào nhau nhìn xuống trần gian phía dưới.
  • Nụ cười kiêu ngạo, khinh bạc cuộc đời và cõi nhân gian bé nhỏ.
  • Nụ cười hạnh phúc vì thoát khỏi khổ đau, sống cuộc đời không nỗi buồn và có tự do.
  • Nhà thơ đã sống thoải mái hơn bởi thời đại đang chuyển động đang khẳng định tự do cá nhân một cách mạnh mẽ.

3. Kết bài

  • Khái quát lại những nội dung cơ bản và giá trị nghệ thuật bài Muốn làm thằng cuội.

3. Soạn bài Muốn làm thằng Cuội

Tản Đà là một nhà thơ có phong cách nghệ thuật đặc biệt trong làng thi sĩ Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Bài "Muốn làm thằng Cuội" là bài thơ kiệt tác, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Tản Đà. Để nắm vững được những kiến thức cần đạt cho tác phẩm này, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Muốn làm thằng cuội.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Muốn làm thằng Cuội

Tuy có nói đến buồn, nói đến chán, có nói đến thoát li, có thấm vị phong tình... nhưng toàn bài thơ Muốn làm thằng cuội toát lên một tinh thần phủ định thực tại xã hội thực dân nửa phong kiến xấu xa, khao khát được sống trong sạch hơn, thanh cao hơn, để mãi mãi giữ trọn thiên lương cao đẹp. Để cảm nhận được những điều ấy, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

[vanmau]

Copyright © 2021 HOCTAP247