Trang chủ Lớp 8 Ngữ văn Lớp 8 SGK Cũ Bài 17 Ngữ Văn 8 Hai chữ nước nhà - Trần Tuấn Khải - Ngữ văn 8

Hai chữ nước nhà - Trần Tuấn Khải - Ngữ văn 8

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Trần Tuấn Khải

  • Tên: Nam Á Trần Tuấn Khải (1895 - 1983).
  • Quê quán: Mĩ Hà - Mĩ Lộc - Nam Định.
  • Cuộc đời:
    • Thơ ông mang tâm sự thời thế, đất nước, dân tộc,... ông thường mượn đề tài lịch sử để gửi gắm lòng yêu nước và khát vọng độc lập, tự do.
    • Tác giả mượn lời người cha (Nguyễn Phi Khanh) dặn dò con để gửi gắm tâm sự yêu nước của mình.

b. Tác phẩm

  • “Hai chữ nước nhà” là bài thơ mở đầu của tập “Bút quan hoài I” , mượn lời của Nguyễn Phi Khanh dặn Nguyễn Trãi khi ông bị quân Minh bắt giải sang Trung Quốc.

  • Đoạn trích là phần mở đầu của bài thơ

c. Bố cục

Bài thơ được chia làm 3 phần

  • Phần 1: 8 câu đầu: Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đâu đớn
  • Phần 2: 20 câu tiếpHiện tình đất nước trong cảnh đau thương , tang tóc
  • Phần 3: 8 câu cuối: Thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con

d. Thể thơ

  • Song thất lục bát.

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Nỗi lòng người cha trong cảnh ngộ đau đớn

  • Bối cảnh không gian: cuộc chia ly diễn ra ở nơi biên giới ảm đạm, heo hút "ải Bắc, mây sầu ảm đạm, gió thảm đìu hiu, hổ thét, chim kêu,..." cảnh vật cũng phủ một màu tang tóc, chia li.

→ Là nơi tận cùng của Tổ quốc, nơi người cha chia biệt vĩnh viễn với Tổ quốc.

  • Tâm trạng thể hiện qua các hình ảnh:

“Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước

Chút thân tàn lần bước dặm khơi”

→ Những hình ảnh ẩn dụ: nói lên nhiệt huyết yêu nước sâu thẳm cùng cảnh ngộ bất lực, đau khổ của người cha.

  • “Tầm tã châu rơi”: là giọt nước mắt xót thương cho con, xót thương cho mình, xót thương cho cảnh ngộ nước mất nhà tan. 
  • Đó là nỗi đau của người yêu nước buộc phải rời xa đất nước, nỗi căm tức quân Minh xâm lược. Đó là tình cảm vừa nhớ thương vừa căm phẫn nhưng bất lực.

b. Hiện tình đất nước trong cảnh đau, thương tang tóc

  • Quân Minh xâm lăng.
  • Bốn câu:

“Giống Lạc Hồng....xưa nay kém gì”

→ Tự hào về dòng giống dân tộc anh hùng chẳng kém gì ai

  • Tám câu tiếp:

“Than vận nước...còn thương đâu!”

→ Đất nước chịu biết bao cảnh đau thương, tang tóc dưới ách đô hộ của giặc Minh. Qua đó gián tiếp nêu lên chân lí: nước mất thì nhà tan

  • Tám câu tiếp:

“Thảm vong quốc...đàn sau đó mà?"

→ Sử dụng phép nhân hoá so sánh và nói quá, hình ảnh ước lệ, tượng trưng để cực tả nỗi đau mất nước. Nỗi đau ấy như động chạm và thấm đến cả đất trời, sông núi Việt Nam.

⇒ Nỗi đau mất nước được thể hiện bằng giọng thơ thống thiết lẫn căm hờn. Hun đúc ý chí gánh vác non sông cho con.

c. Lời trao gửi cho con

"Hạt máu nóng thấm quanh hồn nươacs

Chút thân tàn lần bước dặm khơi

Trông con tầm tã châu rơi

Con ơi con nhớ lấy lời cha khuyên".

  • Nói đến tình cảnh thực của mình: già yếu, bị bắt, không còn địa vị, bất lực đó là cảnh ngộ ngặt nghèo, đau đớn. 
  • Mong muốn con nhớ đến tổ tông để khích lệ con cứu nước.
    • Đặt niềm tin vào con và đất nước
    • Tình yêu con hòa trong tình yêu đất nước, dân tộc.

 → Là anh hùng hào kiệt, luôn một lòng, một dạ vì dân vì nước.

  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Qua đoạn trích bài thơ Hai chữ nước nhà, Á Nam Trần Tuấn Khải đã mượm một câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc của mình và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào. Tình cảm sâu đậm, mãnh liệt đối với nước nhà.
    • Nghệ thuật

      • Lựa chọn thể thơ thích hợp và giọng điệu trữ tình thống thiết.

      • Những  hình ảnh từ ngữ mang tính chất ước lệ.

      • Hình ảnh ẩn dụ, hình ảnh kì vĩ cùng với nhịp thơ, cảm xúc,... được tác giả vận dụng trong bài thơ.

Ví dụ

Đề: Phân tích bài thơ Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài 

  • Giới thiệu về tác giả Trần Tuấn Khải
  • Nêu vài đặc điểm chính về bài thơ Hai chữ nước nhà

2. Thân bài

  • Cảnh không gian biên ải ảm đạm, hun hút và tâm trạng của nhân vật trữ tình. "Chốn ải Bắc...khêu bất bình".
  • Tâm trạng của kẻ sắp ra đi vĩnh viễn của Nguyễn Phi Khanh. Nối lên lòng yêu nước của người cha cùng cảnh ngộ bất lực của ông.
  • "Giống Hồng Lạc...nay kém gì?" Nêu đặc điểm truyền thống của dân tộc (nòi giống cao quý, lịch sử dân tộc lâu đời)
  • Khích lệ dòng máu anh hùng dân tộc ở con người, niềm tự hào của dân tộc.
  • "Bốn phương khói lửa...bỏ vợ lìa con". Cảnh nước mất nhà tan thật đau thương, thái độ căm giận trước tội ác của giặc.
  • Nỗi lòng của cha: "Cha xót phận...vũng lầy" Cảnh ngộ ngặt nghèo, bất lực. Khích lệ con làm tiếp những điều cha chưa làm được, giúp ích cho nước nhà. Tình yêu con hòa trong đất nước dân tộc.

3. Kết bài

  • Khái quát lại những nội dung cơ bản và giá trị nghệ thuật bài Hai chữ nước nhà

3. Soạn bài Hai chữ nước nhà

Trần Tuấn Khải (1895 – 1983), bút hiệu Á Nam quê ở làng Quang Xán, xã Mĩ Hà, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định. Là một nhà Nho tiến bộ, ông thường mượn đề tài lịch sử hoặc những biểu tượng nghệ thuật bóng gió để kín đáo bộc lộ nỗi đau mất nước, thái độ căm giận bọn cướp nước cùng bè lũ tay sai và bày tỏ khát vọng độc lập, tự do của mình, đồng thời động viên, khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào. Để nắm được nội dung tác phẩm Hai chữ nước nhà, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: bài soạn Hai chữ nước nhà.

4. Một số bài văn mẫu về Hai chữ nước nhà

Bằng tình cảm sâu đậm, mãnh liệt, với một giọng điệu thống thiết, thán ca, tác giả của Hai chữ nước nhà đã thực hiện bổn phận, sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ yêu nước. Thơ ông thôi thúc lòng người, khích lệ mọi người tranh đấu cho giang sơn độc lập, tự do. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

[vanmau]

Copyright © 2021 HOCTAP247