Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả Hồ Chí Minh
- Tên: Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 2/9/1969)
- Quê quán: Làng Sen, Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
- Cuộc đời:
- Bác là nhà chính trị, nhà cách mạng, nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc
- Là nhà dân nhân văn hóa thế giới.
b. Tập nhật kí trong tù
- Nhật kí trong tù là một tập nhật kí bằng thơ, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt.
- Bác viết Nhật kí trong tù cho khuây khỏa nhưng lại trở thành bức chân dung tự họa tinh thần của Bác, một người tù vĩ đại, có tâm hồn cao đẹp, có ý chí phi thường và có tài năng nghệ thuật.
- Nhật kí trong tù là viên ngọc quí của văn học Việt Nam.
c. Tác phẩm
- Bài thơ được trích trong tập "Nhật kí trong tù" được Bác sáng tác trong thời gian Người bị bắt giam và giải qua hơn 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
d. Thể thơ
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
e. Bố cục
- Chia làm 4 phần: Khai - thừa - chuyển - hợp
1.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Câu 1
- Đi đường: Chyển từ nhà lao này đến nhà lao khác.
- Nỗi gian lao của người đi đường được rút ra từ thực tế.
→ Câu thơ tả thực nói về nỗi gian lao của người đi đường. Chỉ có ai đã trải qua mới thấu hiểu đầy đủ và thấm thía nỗi gian lao đó.
b. Câu 2
- Điệp ngữ: "Trùng san" Nhấn mạnh nỗi gian lao vất vả của con đường.
→ Nói đến gian lao chồng chất gian lao, vừa đi hết lớp núi này đến núi khác. Kinh nghiệp rút ra từ thực tiễn.
c. Câu 3
- Trải qua nhiều khó khăn vất vả người đi đường đến đích thắng lợi. Lúc gian nhất đồng thời cũng là lúc mọi khó khăn vừa kết thúc, người đi đường đứng trên cao điểm tột cùng, đến đích thắng lợi.
d. Câu 4
- Câu thơ diễn tả niềm vui bất ngờ đặc biệt, phần thưởng quí giá cho những con người đã vượt qua khó khăn, vất vả. Nay trở thành người khách ngắm nhìn phong cảnh đẹp. Tư thế ung dung, hân hoan say sưa ngắm cảnh.
-
Tổng kết
-
Nội dung
- Bài thơ viết về việc đi đường gian lao, từ đó nêu lên triết lí về bài học đường đời, đường cách mạng: vượt qua gian lao sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
-
Nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật, bình dị tự nhiên.
- Tình yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả.
- Tinh thần lạc quan cách mạng.
- Chất thép và tình trong thơ Bác.
Ví dụ
Đề: Phân tích bài Đi đường của Hồ Chí Minh
Gợi ý làm bài
1. Mở bài
2. Thân bài
- Câu khai
- Điệp từ “tẩu lộ” dùng để nhấn mạnh nỗi khó khăn, cực khổ của người đi đường, đồng thời cũng thể hiện khát khao đi hết con đường thật nhanh để tới nơi.
- Một phán đoán luận lý có nội dung và hình thức rất gần với phán đoán hiện thực , một nhận thức có tính khái quát rút ra từ thực tiễn, rất phù hợp với quy luật của nhận thức: “Thực tiễn - nhận thức - thực tiễn”.
- Chữ “tri”: rút ra bài học cho chính mình: có đi đường mới biết việc đi đường là khó.
- Câu thừa:
- Điệp từ “trùng san” cũng dùng để nhấn mạnh nỗi khó khăn , cực khổ của người đi đường, đồng thời cũng thể hiện khát khao đi hết con đường thật nhanh để tới nơi.
- Chữ “hựu”: Tạo cho người ta cảm giác chơi vơi như vừa leo hết dãy núi này lại phải leo dãy núi khác.
- Con đường ấy là con đường chuyển lao nhưng cũng là con đường cách mạng, con đường sự nghiệp, con đường đời.
- Câu chuyển
- Đây là câu chuyển từ tả cảnh sang tả tình.
- Đỉnh cao của đường đi cũng là đỉnh cao của gian lao chuyển hóa thành đỉnh cao của cảm xúc và nhận thức, là đỉnh cao của sự khó khăn gian nguy.
- Điệp từ “trùng san” làm tiết tấu của bài thơ trở nên nhanh hơn.
- Kết thúc sự đi đường khó khăn, đã tới đích
- Cụm từ “cố miện gian” đã từ lâu được dùng trong văn học cổ chỉ mối tình cố quốc, tha hương. Ý thơ diễn tả mối tình của Bác với quê hương đất nước vừa lưu luyến vừa nhớ thương
- Đây là một hình ảnh thực, kết quả thực của tri giác, chuyển hóa thành một thu hoạch của tâm hồn, trí tuệ.
- Câu thơ còn như một lời thở phào nhẹ nhõm sau khi đi đường, niềm vui sướng của người chiến sĩ cách mạng khi chiến thắng được chính mình
→ Nêu lên niềm vui sướng của người tù cách mạng khi đã vượt qua hết khó khăn, đứng trên đỉnh núi cao ngắm nhìn thắng lợi của mình, niềm vui chiến thắng được bản thân. Đích đến của Bác là: Gian lao càng nhiều, thử thách càng cao thì tâm hồn, trí tuệ càng được nâng cao, mở rộng. Đỉnh cao của gian khó chuyển thành đỉnh cao của tâm hồn, trí tuệ, cũng là đỉnh cả của hạnh phục. Gian khó được coi là cái giá của tầm cao tư tưởng và tâm hồn
- Câu hợp
- Cho ta thấu hiểu thêm về cuộc sống gian khổ, rút ra một bài học: phải cảm nhận, phải biết thì mới thông cảm được hoàn cảnh của kẻ khổ.
- Bằng nghệ thuật ẩn dụ, từ việc đi đường, bài thơ đã gợi nên một chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất thì sẽ chiến thắng vẻ vang.
3. Kết bài
- Bài thơ là bức tranh chuyển lao của Hồ Chí Minh, gợi cho ta những khó khăn khi đi đường.
- Hình ảnh Hồ Chí Minh trong bài thần thái ung dung, bình tĩnh, lạc quan và rắn rỏi.
- Bài học qua bài thơ, có gian lao mới có chiên thắng vẻ vang.
3. Soạn bài Đi đường
Đi đường là một bài thơ hay có nhiều lớp nghĩa, nghĩa đen, nghĩa bóng. Bài thơ có ý nghĩa đúc kết về kinh nghiệm, kinh nghiệm đi đường, kinh nghiệm đầu tiên của chặng đường cách mạng. Trong mấy câu thơ đầu, thiên nhiên với những vùng núi non hiểm trở như che lấp con người. Nhưng rồi con người đã chủ động vượt qua thử thách và thở thành nhân vật trung tâm của bức tranh. Để dễ dàng iểu được bài thơ và trả lời các câu hỏi trong SGK, các em có thể tham khảo: Bài soạn Đi đường.
4. Một số bài văn mẫu về Đi đường
Bài thơ Đi đường - Tẩu lộ không chỉ là bức tranh về con đường chuyển lao đầy rẫy nhọc nhằn trở ngại, đó còn là bức tranh chân dung tinh thần tự họa Hồ Chí Minh.Ngoài ra, để nắm vững nội dung bài học cũng như dễ dàng hoàn thành các bài viết văn liên quan đến tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:
[vanmau]