Trang chủ Lớp 8 Ngữ văn Lớp 8 SGK Cũ Bài 22 Ngữ Văn 8 Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn - Ngữ văn 8

Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn - Ngữ văn 8

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Lí Công Uẩn

  • Tên: Lí Công Uẩn (974 1028) tức vua Lí Thái Tổ.
  • Quê quán:  quê Bắc Ninh.
  • Cuộc đời:
    • Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn, lập được nhiều chiến công.
    • Ông là người đã sáng lập vương triều nhà Lí, lấy niên hiệu là Thuận Thiên.

b. Tác phẩm Chiếu dời đô

  • Chiếu dời đô được ông viết năm Canh tuất, niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất 1010.

c. Bố cục

Bài văn được chia làm 3 phần

  • Phần 1: Từ đầu đến "phong tục phồn thịnh": Dời đô là hợp với mệnh trời.
  • Phần 2: Từ "Thế mà ... không thể không dời đổi": Phê phán hai nhà Đinh, Lê không theo mệnh trời.
  • Phần 3: Còn lại: Thành Đại La có đủ ưu thế để trở thành kinh đô đất nước.

d. Đặc điểm cơ bản của thể "chiếu" 

  • Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh xuống thần dân.
  • Mục đích, chức năng của chiếu là công bố những chủ trương, đường lối, nhiệm vụ mà vua, triều đình nêu ra và yêu cầu thần dân thực hiện. Một số bài chiếu thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng đến vận mệnh của cả triều đại, đất nước.
  • Về hình thức, chiếu có thể được làm bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi, được công bố và đón nhận một cách trang trọng.

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Cơ sở của việc cần thiết phải dời đô

  • Các triều đại nhiều lần dời đô nên việc nước lâu dài.
    • Nhà Thương, nhà Chu nhiều lần dời đô nên vận nước dài lâu.
  • Các triều đại nhiều lần không chịu dời đô nên việc nước lâu dài.
    • Nhà Đinh, nhà Lê không chịu chuyển dời nên vận nước ngắn ngủi.
  • Hai luận cứ rất thuyết phục vì dẫn chứng toàn diện, phong phú.
  • Lập luận chặt chẽ, tập trung nêu bật được dụng ý cần nói: Nhất định phải thay đổi.
  • Lý lẽ sắc sảo vì đã thể hiện được mối quan hệ giữa dời đô với sự thịnh suy của hoàng tộc và nhân dân.
  • Thái độ: đồng tình với các triều đại viết mệnh trời, thuận lòng dân mà thay đổi và phê phán, lên án các triều đại kinh thường mệnh trời mà không chịu đổi.

→ Như vậy bản chất của việc dời đô là chính đáng, có lợi cho dân tộc, cho đất nước. Sử Trung Quốc đã ghi rõ điều đó lẽ nào ta không làm theo họ để cho "vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh".

b. Lí do chọn Đại La là kinh đô mới

  • Liệt kê hàng loạt những điểm tốt của Đại La.
  • Là kinh đo cũ của Cao Vương.
  • Vị trí địa lý thuận lợi: Ở vào trung tâm của trời đất, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây: là nơi tiện hướng nhìn sông dựa núi.
  • Địa thế đẹp: rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng chứ không thấp như Hoa Lư.
  • Cuộc sống dân cư được đảm bảo, mọi mặt kinh tế, chính trị đều pháp triển.
  • Lời cảm tạ chân thành trời đất.

→ Đánh giá cao vị trí, lợi thế và tiềm năng phát triển của Đại La bằng một cảm xúc trầm trồ, thiết tha. Vị vua anh minh như Lí Thái Tổ đã nhìn thấy trước cả một tương lai rực rỡ của đất nước Đại Việt.

  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Bài chiếu thể hiện khát vọng của nhân dân: định đô ở đồng bằng, non sông thu về một mối, đất nước vững mạnh. Triều Lí đủ sức lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nước. 
    • Nghệ thuật

      • Bài viết lập luận chặt chẽ, có tình có lí. Yếu tố biểu cảm thuyết phục dễ đi vào lòng người.

Ví dụ

Đề: Phân tích bài Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn

Gợi ý làm bài

1. Mở bài 

  • Lich sử đất nước gắn liền với tên tuổi những người anh hùng dân tộc vĩ đại.

  • Áng văn "Chiếu dời đô" sáng ngời nhân cách, hành động vì nước và vai trò lãnh đạo anh minh đối với vận mệnh đất nước.

2. Thân bài

  • Chiếu dời đô" sự bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư ( Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội ngày nay) khi Lý Công Uẩn mới được tôn lên làm hoàng đế → Một triều đại hưng thịnh ghi dấu ấn những chiến công và những thành tựu quan trọng về văn hóa phật giáo cho dân tộc.
  • Kinh đô là trung tâm về văn hóa, chính trị của một đất nước . Nhìn vào kinh đô là nhìn vào sự thịnh suy của một dân tộc. Kinh đô có ý nghĩa rất lớn. Việc lập đô là một vấn đề trọng đại quyết định phần nào đến tương lai đất nước.
  • Nói tới việc dời đô  Lý Công Uẩn có một quyết tâm lớn, có tầm nhìn xa đến tương lai.
  • Chiếu dời đô không phải là hành động, ý chí của một người. Nó còn thể hiện xu thế tất yếu của lịch sử. Lý Công Uẩn hiểu thấu khát vọng của nhân dân, khát vọng của lịch sử.
     
  • Để bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng Đại Việt thành một quốc gia vững mạnh Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường Tìm nơi "Trung tâm trời đất ", nơi có địa thế thuận lợi để lập đô.
  • Lý Công Uẩn đã nhìn thấy những thuận lợi ấy của Đại La. Thể hiện được tầm nhìn chiến lược của Lý Công Uẩn, một cái nhìn toàn diện, sâu sắc, chính xác về các mặt: vị trí địa lý, địa thế, nhân văn của thành Đại La.
  • Ông quan tâm tói nhân dân, tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân hạnh phúc, đất nước vững bền.
  • Dời đô về Thăng Long là một bước ngoặc lớn, đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc Đại Việt.
  • Một ngàn năm sau, Thăng Long trở thành Hà Nội, thủ đô hòa bình, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc vọng của nhân dân ta

3. Kết bài

  • Nhờ có người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn mà vận mệnh đất nước ta mới được tươi sáng, phát triển và con cháu về sau mới được thừa hưởng những kết quả tốt đẹp mà tổ tiên để lại.
  • Suy nghĩ về vai trò của người lãnh đạo

3. Soạn bài Chiếu dời đô

 Lí Công Uẩn quê ở Kinh Bắc, là võ tướng có tài của Lê Đại Hành, từng giữ chức Tả thân vệ Điện tiền chỉhuy sứ. Ông là người tài trí,, đức độ, kín đáo, nhiều hi vọng. Năm 1009, Lê Ngọa Triều chết, Lí Công uẩn được giới tăng lữ và triều thần tôn lên làm vua, lấy hiệu là Lí Thái Tổ và gây dựng nên nhà Lí tồn tại hơn 200 năm. Năm 1010, Lí Thái Tổ viết "Chiếu dời đô" để dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La. Sau khi dời về Đại La, ông đổi tên địa điểm này thành Thăng Long, kinh đô của nước Đại Việt, chính là Hà Nội ngày nay. Để dễ dàng hiểu nội dung bài và trả lời được các câu hỏi trong SGK, các em có thể tham khảo thêm: bài soạn Chiếu dời đô.

4. Một số bài văn mẫu về Chiếu dời đô

Chiếu dời đô là áng văn xuôi cổ độc đáo, đặc sắc của tổ tiên để lại. Ngôn từ trang trọng đúng như khẩu khí của bậc đế vương. Nó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam. Nó khơi dậy trong nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ. Ngoài ra, để nắm vững nội dung bài học cũng như dễ dàng hoàn thành các bài viết văn liên quan đến tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

[vanmau]

Copyright © 2021 HOCTAP247