Hành động nói (tiếp theo) - Ngữ văn 8

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Cách thực hiện hành động nói

a. Đánh số thứ tự trước mỗi câu trần thuật trong đoạn trích dưới đây. Xác định mục đích nói của những câu ấy bằng cách đánh dấu (+) vào ô thích hợp và dấu (-) vào ô không thích hợp theo bảng dưới.

(1) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. (2) Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. (3) Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. (4) Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. (5) Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.  

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

Mục đích/câu 1 2 3 4 5
Hỏi
Trình bày + + +
Điều khiển + +
Hứa hẹn
Bộc lộ cảm xúc

b. Dựa theo cách tổng hợp kết quả ở bài tập trên, hãy lập bảng trình bày quan hệ giữa kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật vói những kiểu hành động nói mà em đã biết. Cho ví dụ minh họa.

Kiểu câu Kiểu hành động Ví dụ
Trần thuật Trình bày, hứa hẹn

Hôn nay các em được nghỉ.

Mình hứa mai mình sẽ đến.

Nghi vấn hỏi Ngày mai, lớp mình đi học thể dục hả?
Cầu khiến điều khiển Tắt quạt đi!
Cảm thán bộc lộ cảm xúc Ôi món quà tuyệt quá!

1.2. Ghi nhớ

  • Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động (cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp),

2. Soạn bài Hành động nói (tiếp theo)

Để nắm được vững hơn kiến thức bài học, các em có thể tham gia bài soạn Hành động nói (tiếp theo).

Copyright © 2021 HOCTAP247