Chữa lỗi diễn đạt - Ngữ văn 8

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Phát hiện và chữa lỗi trong những câu cho sẵn

a. Xét ví dụ

Quan sát câu văn: Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng học tập khác.

b. Nhận xét

  • A = quần áo, giày dép
  • B = đồ dùng học tập

→ A, B không cùng loại nên B không bao hàm được A. Vì vậy không thể nói là "nhiều đồ dùng học tập khác".

  • Cần phải sửa lại là: 
    • Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt giấy bút, sách vở và nhiều đồ dùng học tập khác.
    • Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác.

1.2. Tìm những lỗi diễn đạt tương tự và chữa lỗi 

  • Ví dụ một số lỗi bắt gặp trong khi chấm bài làm văn của học sinh:
    • Ngoài những hình ảnh chân thực mà ngòi bút của Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra.
    • "Thuế máu là áng văn chính luận xuất sắc. Người đã dùng ngòi bút của mình tố cáo sự tàn bạo của bọn thực dân.
    • ...

1.3. Nguyên nhân dẫn tới các lỗi diễn đạt trong khi nói, viết

  • Người nói, viết không nắm vững kiến thức về cấp độ khái quát nghĩa của từ.
  • Người nói, viết không nắm vững về trường từ vựng.

1.4. Một vài chú ý khi viết câu

  • Khi viết câu, ngoài việc phải chú ý viết đúng ngữ pháp, còn cần chú ý đến mối quan hệ lô-gíc giữa các thành phần câu và các từ ngữ trong câu.
  • Về mặt lô-gíc, cần chú ý tránh một số lỗi sau:
    • Lỗi mâu thuẫn lô-gíc giữa chủ ngữ và vị ngữ: Cái bàn này vuông.
    • Lỗi liệt kê không đồng loại: Em rất thích học văn, sử và nhiều môn học tự nhiên khác.
    • Quan hệ giữa các vế câu không lô-gíc: Vì trời mưa nên em vẫn đi học.

2. Soạn bài Chữa lỗi diễn đạt

Để hiểu, nhận ra và tránh các lỗi khi diễn đạt, các em có thể tham khảo thêm
bài soạn Chữa lỗi diễn đạt.

Copyright © 2021 HOCTAP247