Xưng hô trong hội thoại - Ngữ văn 9

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô

a. Một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt và cách dùng những từ đó

  • Mình, tôi, tao, mày, chúng tao, chúng tôi, chúng mình.
  • Nó, hắn, tớ, mình, chúng mày, họ, anh, em, chú, bác, cô, dì,...

⇒ Tiếng Việt có hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.

  • Cách dùng:
    • Ngôi thứ 1: Tôi, tao,... chúng tôi, chúng tao.
    • Ngôi thứ 2: Mày, mi, chúng mày.
    • Ngôi thứ 3: Nó, hắn, chúng nó, họ.
    • Thân mật: Anh, chị, em.
    • Suồng sã: mày, tao.

​⇒ Tùy thuộc vào tình huống giao tiếp mà lựa chọn từ ngữ xưng hô cho thích hợp.

b. Đọc đoạn trích trong sách giáo khoa (trang 38) và trả lời câu hỏi. Xác định các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích? Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt trong đoạn trích (a) và đoạn trích (b)? Giải thích sự thay đổi đó.

  • Từ ngữ xưng hô trong đoạn: 
    • Đoạn a: Anh, em, ta, chú mày.
    • Đoạn b: Tôi, anh.
  • ​Sự thay đổi về cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt.
    • Đoạn a. Khi Dế Choắt nói với Dế Mèn, Dế choắt xưng hô là em, anh còn Dế Mèn xưng hô là ta, chú mày. Đây là cách xưng hô bất bình đẳng, Dế Choắt thì có mặc cảm thấp hèn còn Dế Mèn thì ngạo mạn, hống hách.
    • Đoạn b. Cả hai xưng hô là tôi và anh. Đây là cách xưng hô bình đẳng. Dế Mèn không còn hống hách vì đã nhận ra tội của mình, còn Dế Choắt đã hết mặc cảm và sự sợ hãi.

1.2. Ghi nhớ 

  • Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
  • Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.

2. Soạn bài Xưng hô trong hội thoại

Để hiểu được sự phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Xưng hô trong hội thoại.

Copyright © 2021 HOCTAP247