Trang chủ Lớp 9 Ngữ văn Lớp 9 SGK Cũ Bài 7 Ngữ Văn 9 Mã Giám Sinh mua Kiều - Nguyễn Du - Ngữ văn 9

Mã Giám Sinh mua Kiều - Nguyễn Du - Ngữ văn 9

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Nguyễn Du sinh năm 1765 mất năm 1820.
  • Tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên.
  • Quê quán: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
  • Cuộc đời
    • Ông sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc có truyền thống khoa bảng và sáng tạo nghệ thuật.
    • Ông sống trong thời đại đau khổ, bế tắc và nhiều biến động.
    • Ông là người có hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú, Nguyễn Du đã sống nhiều năm lưu lạc tiếp xúc với nhiều cảnh đời và thân phận con người trong thời đại loạn lạc, dâu bể.
    • Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du rất phong phú và đồ sộ.

b. Tác phẩm

  • Ông có ba tập thơ chữ Hán với 243 bài, sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là “Truyện Kiều”.
  • Đoạn trích được trích trong tác phẩm Truyện Kiều, được viết bằng chữ Nôm.
  • Đoạn trích nằm ở phần đầu kiếp đoạn trường của người con gái họ Vương.

c. Bố cục: 3 phần

  • Văn bản được bố cục thành ba phần.
    • Phần 1: 6 câu đầu: Thúy Kiều nhờ mụ mối tìm người mua lấy danh nghĩa là lễ hỏi.
    • Phần 2: 16 câu còn lại: Mã Giám Sinh đến mua Kiều với danh nghĩa hỏi nàng làm vợ.
    • Phần 3: 4 câu tiếp: Những quyết định sau cuộc ngã giá.

1.2. Đọc hiểu văn bản

a. Nhân vật Mã Giám Sinh

  • Diện mạo và cử chỉ.
    • Sinh viên trường Quốc Tử Giám.
    • Người viễn khách
    • Tên: Mã Giám Sinh.
    • Quê: Huyện Lâm Thanh.
    • Tuổi: Ngoại tứ tuần.
    • Nói năng thô lỗ, cộc lốc, vô lễ.
    • Ghế trên ngồi tót.

⇒ Vẻ ngoài chải chuốt, không phù hợp với lứa tuổi, cử chỉ và thái độ bất lịch sự tơ trẽn, hỗn láo.

  • Bản chất
    • Giả dối từ lai lịch đến tướng mạo, tính danh.
    • Bản chất bất nhân vì đồng tiền mà hạ thấp bản chất con người.
    • Bất nhân trong hành động, thái độ đối xử với Kiều.
    • Hành động mặc cả, keo kiệt, đê tiện.

⇒ Bút pháp tả thực, cùng các từ tượng hình, tượng thanh làm cho Mã Giám Sinh hiện lên là kẻ giả dối, lố bịch, vô học, mất lịch sự, kém văn hóa.

b. Hình ảnh tội nghiệp của Thúy Kiều

  • Tình cảnh tội nghiệp của nàng
    • Nàng là một món hàng để người ta trao đổi, mua bán.
    • Ý thức được nhân phẩm.
  • Nỗi đau đớn tái tê
    • Buồn rầu, tủi hổ, ngại ngùng.
    • Ê chề trong cảm giác thẹn với lòng.
    • Đau đớn khi tình duyên tan vơ.
    • Uất hận khi gia đình bị vu oan.

⇒ Tâm trạng tàn tạ, đau khổ, xấu hổ, tiểu tụy.

c. Tấm lòng của tác giả

  • Khinh bỉ, căm phẫn tố cáo thế lực vì đồng tiền.
  • Tác giả có cái nhìn mỉa mai, châm biến lên án diện mạo và cử chỉ thô lỗ của Mã Giám Sinh.
  • Tố cáo thế lực vì đồng tiền mà chà đẹp lên con người. "Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong".

⇒ Tác giả thể hiện niềm cảm thương sâu sắc trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đẹo. Nhà thơ như hóa thân vào nhân vật để nói lên nỗi tủi hổ, đau đớn của Kiều

  • Ghi nhớ

    • Nội dung

      • Bằng nghệ thuật tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại để khắc họa tính cách nhân vật, tác giả đã bóc trần bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh, qua đó lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên sắc tài và nhân phẩm của người phụ nữ.
    • Nghệ thuật

      • Sử dụng hình ảnh tượng trưng, ước lệ.
      • Bút pháp tả thực kết hợp các phương thức biểu đạt.
      • Thành công khi khắc họa, miêu tả và xây dựng nhân vật.

Ví dụ

Đề: Phân tích Mã Giám Sinh trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.

 

Gợi ý làm bài

1. Mở bài 

  • Trong “Truyện Kiều” bên cạnh những nhân vật đáng yêu, trân trọng là những bộ mặt ghê tởm.
  • Cảnh “Mã Giám Sinh mua Kiều” phơi bày bộ mặt đê tiện của tên buôn người.

2. Thân bài

  • Mã Giám Sinh đến nhà Kiều:
    • Ăn nói cộc lốc, tỏ ý khoe khoang là người học hành, trí thức (giám sinh)
    • Bên ngoài tỏ vẻ thanh lịch, chải chuốt nhưng trông đỏm dáng không hợp với tuổi tác (ngoại tứ tuần)
    • Cử chỉ thô lỗ, sỗ sàng (ngồi tót)
  • Mã Giám Sinh mặc cả mua Kiều:
    • Kiều ra mắt trong tâm trạng nhục nhã, ê chề.
    • Mã Giám Sinh lộ nguyên hình là tên buôn người: tính toán hơn thiệt, đắn đo xem xét mặt hàng, mặc cả, cò kè, ép giá để mua rẻ.

3. Kết bài

  • Đoạn thơ thật hay: cảnh mua bán rất thật; bộ mặt kẻ mua người bán cũng được khắc họa đậm nét ; phơi bày hết bản chất, địa vị, nỗi lòng của từng loại người. 
  • Đoạn thơ là tiếng khóc cho con người lương thiện, là một lời tố cáo căm phẫn cháy bỏng.

3. Soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều

Mã Giám Sinh mua Kiều là đoạn trích nằm ở phần hai của Truyện Kiều (Gia biến và lưu lạc). Đoạn trích kể về việc Kiều phải bán mình để chuộc cha và em. Đứng trước cảnh "cò kè", "ngả giá" của Mã Giám Sinh, Kiều trở thành một món hàng không hơn không kém. Để nắm được những nội dung cần đạt khi học tiết học này, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Mã Giám Sinh mua Kiều. 

4. Một số bài văn mẫu về bài thơ Mã Giám Sinh mua Kiều

Những ngày tháng “trướng rũ màn che” của Thúy Kiều đã chấm dứt vì nỗi oan của gia đình. Trước biến cố gia đình bị thằng bán tơ vu oan, Kiều đã quyết định bán mình để lấy tiền chuộc cha và em trai. Cũng từ sự kiện này mà cuộc đời mười lăm năm lưu lạc ở nơi đất khách quê người của Kiều bắt đầu. Để cảm nhận về đoạn thơ một cách sâu sắc, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

Copyright © 2021 HOCTAP247