Trang chủ Lớp 9 Ngữ văn Lớp 9 SGK Cũ Bài 12 Ngữ Văn 9 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm - Ngữ văn 9

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm - Ngữ văn 9

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm

  • Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943.
  • Quê quán: Thừa Thiên Huế.
    • Là gương mặt tiêu biểu trong thế hệ các nhà thơ chống Mĩ.
    • Thơ Nguyễn Khoa Điềm không cầu kì về hình thức, câu chữ tự nhiên, đời thường, lời thơ nhẹ nhàng, tha thiết nhưng cũng đậm chất triết lí sâu.
    • Tác phẩm tiêu biểu: “Đất ngoại ô” (thơ, 1973), “Cửa thép” (kí, 1972), “Mặt đường khát vọng” (trường ca, 1974)…

b. Tác phẩm

  • Bài thơ được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971 – những năm tháng quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ. 
  • In trong tập “Đất và khát vọng” (1984).

c. Bố cục

  • Bài thơ được chia làm 3 phần:
    • Phần 1: Khúc thứ nhất: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương bộ đội.
    • Phần 2: Khúc thứ hai: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương dân làng.
    • Phần 3: Khúc thứ ba: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương đất nước.

1.2. Đọc hiểu văn bản

a. Ý nghĩa nhan đề

  •  “Khúc hát ru'' là một âm hưởng quen thuộc gợi ngọt ngào, sâu lắng trong tâm hồn mỗi người. Đó là điệu hồn dân tộc nuôi dưỡng tình cảm của chúng ta từ thưở ấu thơ, gợi sự êm dịu của tình mẹ.

  • Nhà thơ lấy hình ảnh “những em bé” mang tính khái quát để chỉ một thế hệ những con người lớn lên được nuôi dưỡng từ trên lưng mẹ.

  • Từ đó, ngợi ca người mẹ miền núi nói riêng và người mẹ Việt Nam nói chung: bình dị mà vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc – giàu lòng yêu thương con, yêu bộ đội, yêu dân làng và yêu đất nước.

b. Hình ảnh người mẹ Tà ôi

  • Hình ảnh người mẹ Tà ôi gắn liền với công việc qua các hoàn cảnh cụ thể: người mẹ địu con, làm công việc cảu người dân chiến khu - việc nhà, việc nước, việc kháng chiến.
  • Công việc vất vả, nhưng tình yêu mẹ dành cho con thì vô cùng sâu sắc. Hình ảnh người mẹ vừa địu con vừa tỉa bắ trên núi Ka - lư.
    • Mẹ giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến.
    • Mẹ đang tỉa bắng: Lao động sản xuất phục vụ chiến đấu.
    • Mẹ chuyển lán, đi đạp rừng, giàng trận cuối.
  • Đi liền với những công việc có hình ảnh người mẹ với tấm lòng của người trên chiến khu kháng chiến gian khổ.
  • Công việc vất vả, gian khổ, bền bỉ chứng tỏ sự quyết tâm. Qua đó, thấy được lòng yêu thương con, yêu thương bộ đội, yêu nhân dân, đất nước và thể hiện niềm tin thắng lợi.
  • Hình ảnh so sáng ngầm đứa con là mặt trời, tương phản "Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ" là nguồn sống của em, là nguồn hạnh phúc ấm áp gần gũi thiêng liêng của đời mẹ và sự gian khổ, chịu đựng của mẹ giữa núi rừng mênh mông, sự kiên cường, bền bỉ cảu mẹ trong công việc vất vả.

c. Những khúc ru và tình cảm của mẹ

  • Mối liên hệ giữa công việc của mẹ với tình cảm, ước mong của mẹ.
    • Mẹ giã gạo mơ hạt gạo trắng.
    • Mẹ tỉa bắp mơ hạt bắp lên đều.
    • Mẹ địu con đi mơ thấy Bác Hồ, làm người tự do.
  • Mỗi khúc ru là một lời ước nguyện khác nhau gắn liền với công việc. Mối liên hệ thật tự nhiên và chặt chẽ thể hiện tình yêu tha thiết cảu mẹ với con, con là nguồn hạnh phúc ấm áp, con góp phần sưởi ấm lòng tin yêu, ý chí của mẹ trong cuộc sống.
  • Qua hình ảnh người mẹ Tà ôi tác giả thể hiện tình yêu quê hương đất nước thiết tha, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất nước nhà của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.
  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Bài thơ ngợi ca tình cảm thiết tha và cao đẹp của bà mẹ Tà-ôi dành cho con, cho quê hương, đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
    • Nghệ thuật

      • Mang giai điệu, âm hưởng lời ru.
      • Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại.
      • Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc hát ru thiết tha, trìu mến.

Ví dụ

Đề: Cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong bài Khúc hát những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài 

  • Giới thiệu Nguyễn Khoa Điềm một gương mặt tiêu biểu trong thế hệ các nhà thơ chống Mĩ.
  • Hoàn cảnh sáng tác và nội dung chính của toàn bài thơ.

2. Thân bài

Những lời ru mô tả công việc mà người mẹ đang làm, cảnh mẹ địu em cu Tai và những lời mẹ ru, cũng là những khát vọng về tương lai của đứa con, của quê hương đất nước. 

  • Người mẹ đang gánh vác những công việc rất khó khăn, vất vả: (mẹ làm gì? công việc khó khăn như thế nào ?)
    • "Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội....Mồ hôi mẹ rơi.....vai mẹ gầy...."
    • "Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi.Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ. Mẹ thương a-cay, mẹ thương làng đói".
    • "Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng. Mẹ địu em đi để giành trận cuối"

⇒ Lúc ở nhà giã gạo nuôi quân, lúc lên núi tỉa bắp lấy lương thực chống đói cho dân làng, trong chiến dịch lớn thì trực tiếp tham gia trận cuối, mọi công việc vất vả mẹ làm đều vì việc chung, vì làng xóm, vì sự nghiệp cách mạng. Tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần kháng chiến chống Mỹ là động lực là sức mạnh để mẹ có thể vượt lên mọi nhiệm vụ gian nan.

  • Dù trong hoàn cảnh nào mẹ vẫn chăm bẵm đứa con yêu thương.
  • Mọi hoạt động của mẹ đều phục vụ cho quê hương, đất nước, cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Nhưng dù làm việc gì, ở đâu, em cu Tai, đứa con thương yêu vẫn ngon giấc trên lưng mẹ:
  • Những câu thơ thể hiện vẻ đẹp tuyệt vời bằng hình ảnh độc đáo mẹ địu con, thấm đượm vị ngọt ngào đằm thắm của tình mẫu tử
    • "Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi. Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối. Lưng đưa nôi mà tim hát thành lời".
    • "Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ. Em ngủ ngoan, em đừng làm mẹ mỏi. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi. Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng".
    • "Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông. Mẹ địu con đi để giành trận cuối"
  • "Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối. Lưng đưa nôi mà tim hát thành lời"

→ Lời thơ đã gợi lên một hình ảnh thật đẹp. Mẹ vừa địu con vừa giã gạo. Đứa bé vẫn được gối trên chiếc gối vai mẹ, lưng mẹ là chiếc nôi đung đưa ru con giấc ngủ say. Biết bao, trân trọng và yêu thương khi nghe con tim mẹ hát, vỗ về nâng đỡ giấc ngủ con thơ.

  • "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi. Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng"
  • So sánh: mặt trời của bắp - mặt trời của mẹ. Từ ý nghĩa, tác dụng to lớn của mặt trời đối với cây bắp đã thể hiện được ý nghĩa to lớn của đứa con (mặt trời của mẹ) đối với mẹ.
  • Mong ước của mẹ.
    • Mong muốn công cuộc lao động và chiến đấu đạt được những kết quả to lớn.
    • Mong muốn em cu Tai của mẹ có một tương lai, một cuộc sống tốt đẹp, mà cuộc sống tốt đẹp nhất là được sống trên một đất nước độc lập tự do.
    • Những điệp ngữ: Con mơ cho mẹ... cho thấy ý nghĩa của cuộc đời, những khát vọng lớn lao của mẹ chỉ duy nhất là tương lai tốt đẹp của con. 

3. Kết bài

  • Nguyễn Khoa Điềm đã khắc họa hình ảnh người mẹ hy sinh tần tảo, để chăm sóc yêu và thương con cái.
  • Hình ảnh người mẹ Tà ôi đã trở thành một biểu tượng về người mẹ Việt Nam nhân hậu, anh hùng.

3. Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ 

Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ xứng đáng là bài ca lòng mẹ Việt Nam. Mọi đứa con chỉ có thể lớn lên bằng dòng sữa, bằng lời ru, tình thương của mẹ. Bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm là tượng đài tráng lệ về bà mẹ Việt Nam: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Để nắm được những nội dung kiến thức cần đạt, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

4. Một số bài văn mẫu về Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ 

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, nhiều nhà thơ đã dựng được những đài kỉ niệm kì vĩ ghi lại những chiến công và lòng yêu nước của những con người vô danh ấy. Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm cũng là một trong những đài kỉ niệm đó. Để nắm vững nội dung cũng như viết hoàn chỉnh những bài văn về tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

[vanmau]

Copyright © 2021 HOCTAP247