Trang chủ Lớp 9 Ngữ văn Lớp 9 SGK Cũ Bài 15 Ngữ Văn 9 Kiểm tra thơ và truyện hiện đại (I) - Ngữ văn 9

Kiểm tra thơ và truyện hiện đại (I) - Ngữ văn 9

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hệ thống kiến thức về các văn bản thơ hiện đại

STT Tên văn bản Tác giả Năm sáng tác Thể loại Nghệ thuật Nội dung
1 Đồng chí Chính Hữu                   1948                  Thơ tự do       - Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giả dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. - Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó, nó góp phần tạo nên sức mạnh tinh thần của người lính.
2 Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật 1969 Thơ tự do - Ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên, giàu tính khẩu ngữ. - Khắc họa hình ảnh những chiếc xe không kính, hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn.
3 Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận 1958 Thơ tự do - Hình ảnh thơ đẹp tráng lệ. - Ca ngợi sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động.
4 Bếp lửa Bằng Việt 1963 Thơ tự do - Hình ảnh bếp lửa gắn liền với người bà. - Kỉ niệm về người bà và tình bà cháu.
5 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Nguyễn Khoa Điềm 1971 Thơ tự do - Giọng điệu thơ ngọt ngào, trìu mến. - Tình yêu thương con gắn liền với tình yêu đất nước của bà mẹ Tà-ôi.
6 Ánh trăng Nguyễn Duy                     1978 Thơ tự do - Giọng điệu tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm. - Lời nhắc nhở của người lính và lối sống ân nghĩa, thủy chung với quá khứ.
  • Thơ hiện đại đã thể hiện những nội dung chủ yếu:
    • Đất nước và con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ gian khổ. trường kì những đầy niềm tin vào thắng lợi vẻ vang (Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ) và công cuộc xây dựng đất nước (Bếp lửa, Đoàng thuyền đánh cá, Ánh trăng).
    • Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước; tình đồng chí, đồng đội, tình cảm mẹ con, bà cháu gần gũi, thiêng liêng bền chặt gắn liền với những tình cảm chung với nhân dân, đất nước.

1.2. Hệ thống kiến thức các văn bản truyện hiện đại 

a. Thống kê các văn bản

STT Tên văn bản (Đoạn trích) Tác giả Năm sáng tác Thể loại
1 Làng Kim Lân 1948 Truyện ngắn
2 Lặng lẽ Sa Pa Nguyền Thành Long 1970 Truyện ngắn
3 Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng 1966 Truyện ngắn

b. Tìm hiểu tình huống truyện và tác dụng của tình huống truyện

STT Tên văn bản Tình huống truyện Ý nghĩa, vai trò của tình huống truyện
1 Làng Ông Hai nghe tin làng mình theo "Tây" Bộc lộ được sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông Hai.
2 Lặng lẽ Sa Pa Cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên công tác khí tượng ở đỉnh Yên Sơn. Khắc họa được vẻ đẹp của anh thanh niên, qua đó khẳng định vẻ đẹp của con người lao động.
3 Chiếc lược ngà

- Cuộc gặp gỡ của cha con ông Sáu - bé Thu sau 8 năm xa cách.

- Ông Sáu ở khu căn cứ.

Bộc lộ tình cảm của cha con Ông Sáu và bé Thu sau nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

1.3. Nhân vật chính trong các truyện

  • Ông Hai: nông dân yêu làng, yêu nước, có tinh thần kháng chiến.
  • Anh thanh niên: làm việc ở đỉnh Yên Sơn rất "thèm" người nhưng lại hiểu ý nghĩa công việc của mình làm nên vẫn yêu đời, yêu cuộc sống.
  • Bé Thu: con gái của một cán bộ kháng chiến ở Nam Bộ. Rất cứng cỏi, bướng bỉnh và có tình yêu cha nồng nàn, thắm thiesrte.

Đề bài minh họa

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

1. Hãy điền những thông tin mà em cho là đúng vào các cột sau?

STT Tên tác phẩm Thể loại Thời gian sáng tác Tên tác giả
1 Đồng chí      
2 Làng      
3 Bài thơ về tiểu đội xe không kính      
4 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ      
5 Ánh trăng      
6 Chiếc lược ngà      
7 Lặng lẽ Sa Pa      
8 Bếp lửa      

2. Nối cột A với cột B để có đáp án đúng

Cột A ................. Cột B
1. Đồng chí, Ánh trăng, Đoàn thuyền đánh cá   a. Tình cảm gia đình ruột thịt
2. Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính.   b. Hình ảnh trăng
3. Bếp lửa, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.   c. Đều nói về người lính Cách mạng

II. Tự luận (7 điểm)

1. Chép theo trí nhớ hai khổ thơ 3, 4 của bài thơ Ánh trăng. (1 điểm)

2. Tóm tắt truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long? (Trong 10 dòng).

3. Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1: 2 điểm (Mỗi ý 0.25 điểm)

STT Tên tác phẩm Thể loại Thời gian sáng tác Tên tác giả
1 Đồng chí Thơ 1948 Chính Hữu
2 Làng Truyện ngắn 1948 Kim Lân
3 Bài thơ về tiểu đội xe không kính Thơ 1969 Phạm Tiến Duật
4 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Thơ 1971 Nguyễn Khoa Điềm
5 Ánh trăng Thơ 1978 Nguyễn Duy
6 Chiếc lược ngà Truyện ngắn 1966 Nguyễn Quang Sáng
7 Lặng lẽ Sa Pa Truyện ngắn 1970 Nguyễn Thành Long
8 Bếp lửa Thơ 1963 Bằng Việt

Câu 2: 1 điểm.

Cột A ................. Cột B
1. Đồng chí, Ánh trăng, Đoàn thuyền đánh cá 1-b a. Tình cảm gia đình ruột thịt
2. Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính. 2-c b. Hình ảnh trăng
3. Bếp lửa, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. 3-a c. Đều nói về người lính Cách mạng

II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1: (1 điểm, chép đúng mỗi khổ thơ 0.5 điểm)

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường

 

Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn.

Câu 2: (7 điểm) Yêu cầu chép đúng số câu, đầy đủ nội dung.

Trên chuyến xe từ Hà Nội đến Lào Cai, bác lái xe, ông họa sĩ lão thành và cô kĩ sư nông nghiệp trẻ vui vẻ trò chuyện. Chiếc xe dừng lại 30 phút để hành khách nghỉ ngơi. Nhân dịp đó, bác lái xe giới thiệu với mọi người anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn.

Anh thanh niên mời ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Mặc dù chịu nhiều gian khổ nhưng anh vẫn tích cực làm việc góp phần vào công việc lao động sản xuất và chiến đấu. Ông họa sĩ cảm nhận được nét đẹp của người lao động mới qua hình ảnh anh thanh niên.

Ông định vẽ chân dung anh nhưng anh từ chối và giới thiệu 2 người khác xứng đáng hơn, đó là ông kĩ sư trồng rau và người cán bộ nghiên cứu sét. Ông họa sĩ và cô gái chia tay anh để tiếp tục cuộc hành trình với bao tình cảm lưu luyến.

Câu 3: (4 điểm) 

  • Yêu cầu viết thành bài văn ngắn, cảm nhận về hình ảnh người lính qua hai bài thơ cần làm nổi bật các ý sau:
    • Những người lính trong hai cuộc kháng chiến đều có mục đích, lí tưởng, lẽ sống và chiến đấu vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước.
    • Họ đã biết hi sinh những cái cá nhân nhỏ bé để đến với những cuộc chiến đấu giành độc lập cho dân tộc.
    • Họ có tinh thần lạc quan, ung dung cách mạng.
    • Nổi bật lên với họ là tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó và chia sẻ.

3. Soạn bài Kiểm tra thơ và truyện hiện đại (I)

Để củng cố kiến thức về từ vựng từ lớ 6 đến lớp 9, các em có thể tham khảo 
bài soạn Kiểm tra thơ và truyện hiện đại (I).

Copyright © 2021 HOCTAP247