Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả A lếch xây Mác-xi-mô Vích Pe Scop
- Tên A lếch xây Mác-xi-mô Vích Pe Scop (1868 - 1936)
- Là đại văn hòa Nga và Thế giới.
- Cuộc đời:
-
Ông sinh ra và lớn lên ở thành phố Ni-giơ-ni Nô-vơ-gô-rốt, bên bờ sông Vôn-ga trong gia đình công nhân nghèo.
-
Ông mồ côi cha mẹ từ nhỏ, ông sống trong gia đình ông bà ngoại và sớm tự lập để kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau.
-
Ông tự học và rèn luyện với nghị lực phi thường để trở thành nhà nghệ sĩ ưu tú của nghệ thuật vô sản.
-
Ông là đại văn hòa Nga, người mở đầu cho văn học cách mạng Nga thế kỉ 20.
-
Ông là tác giả của nhiều tập truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, bút ký, kịch nói.
b. Tác phẩm
- Thời thơ ấu là tập 1 của bộ ba tiểu thuyết tự thuật với nhân vật chính là A-li-ô-sa kể lại quãng thời thơ ấu và thanh niên của mình từ nắm 3-4 tuổi đến năm 17 tuổi.
- Văn bản Những đứa trẻ trích ở chương IX.
c. Bố cục
- Phần 1: Từ đầu đến “ấn em nó cúi xuống”: Tình bạn tuổi thơ trong trắng.
- Phần 2: Từ “Trời bắt đầu tối” đến “Cấm không được đến nhà tao”: Tình bạn bị cấm đoán.
- Phần 3: Còn lại: Tình bạn vẫn cứ tiếp diễn.
1.2. Đọc hiểu văn bản
a. Tình bạn tuổi thơ trong sáng
- Gia đình thuộc hai thành phần xã hội khác nhau (một bên dân thường và một bên là quan chức giàu sang) → Đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp không cho những đứa trẻ chơi với nhau.
- Là những đứa trẻ thiếu tình thương của mẹ chúng. Chúng là hàng xóm của nhau, từng cứu thoát nạn.
- A-li-ô-sa từng góp sức cứu đứa nhỏ khi nó bị rơi xuống giếng nên chúng hiểu được lòng tốt của cậu → thích rủ A-li-ô-sa sang chơi.
- A-li-ô-sa mất bố sớm, mẹ đi lấy chồng khác, có mẹ mà cũng như không, lại thường bị ông ngoại đánh đòn, chỉ có bà ngoại hiền hậu, thương yêu.
- Qua trò chuyện A-li-ô-sa biết ba đứa trẻ giàu có kia cũng chẳng sung sướng gì. Mẹ chết, sống với dì ghẻ, bị bố cấm đoán, đánh đòn,...
→ Hoàn cảnh sống thiếu tình thương giống nhau khiến A-li-ô-sa thân thiết với mấy đứa trẻ kia.
→ Chúng luôn hướng về nhau, luôn đoàn kết và hiểu nhau.
b. Những quan sát và nhận xét tinh tế
- Trước khi quen thân: A-li-ô-sa chưa hiểu gì về chúng, không phân biệt đứa này với đứa kia.
- Khi đã quen thân: Nghe ba đứa kể chuyện và thấy "chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con".
→ So sánh chính xá, toát lên sự cảm thông của A-li-ô-sa với nỗi bất hạnh của các bạn hàng xóm.
- Khi chứng kiến cảnh ba đứa trẻ bị bố mắng Đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp xuất hiện, hỏi hách dịch thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ đi vào nhà.
→ A-li-ô-sa liên tưởng chúng giống như những con ngỗng ngoan ngoãn.
→ So sánh chính xá, cụ thể: thể hiện dáng dấp bên ngoài và tâm trạng của ba đứa trẻ bị bố áp chế, chúng trở nên nhút nhát và cam chịu.
c. Chuyện đời thường và truyện cổ tích
- Chuyện đời thường được lồng ghép với truyện cổ tích được xuyên suốt toàn bộ văn bản.
- Chi tiết dì ghẻ: Khi nghe mấy đửa trẻ hàng xóm nhắc đến chuyện gì ghẻ A-li-ô-sa liên tưởng đến nhân vật mụ df ghẻ độc ác trong câu chuyện cổ tích.
- Chi tiết mẹ thật của mấy đứa trẻ.
- Hình ảnh người bà nhân hậu.
→ Với cách kể này, câu chuyện càng trở nên khái quát và càng tô đậm thêm màu sắc cổ tích đậm đà.
-
Tổng kết
-
Nội dung
- Tình cảm hồn nhiên trong sáng vượt lên trên sự phân biệt quan hệ xã hội. Đó chính là tình cảm của ông hồi nhỏ với mấy đứa trẻ sống thiếu tình thương.
-
Nghệ thuật
- Thể loại tự thuật và kết hợp tự sự và miêu tả, giàu hình ảnh so sánh.
- Ngôn ngữ đối thoại.
- Chi tiết đời thường xen cổ tích.
Ví dụ
Đề: Phân tích đoạn Những đứa trẻ trong tác phẩm Thời thơ ấu.
Gợi ý làm bài
1. Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm thời thơ ấu, vị trí đoạn trích.
- Tình cảm thắm thiết vượt trên sự phân biệt xã hội. Tình bạn chan chứa và tình yêu bà của cậu bé A-li-ô-sa.
2. Thân bài
- Tuổi thơ của tác giả nhiều cay đắng và bất hạnh chính vì vậy cậu đã tự lập, cuộc sống khó khắn, chịu nhiều roi đòn của ông ngoại. Tình thương của bà ngoại là người mang đến niềm vui, hạnh phúc cho cậu.
- Cậu gặp những bọn trẻ con nhà đại tá , chú khao khát được chan hòa với đám bạn bè.
- A-li-ô-sa đã thân với lũ trẻ hơn khi cậu cứu đứa con út của đại tá bị ngã xuống giếng. Từ đó bốn đứa trẻ chơi thân với nhau, yêu thương nhau và tin cậy nhau hơn.
- Tiếp đến là sự ngăn cản không cho chơi với nhau của đại tá và ông ngoại nhưng tuổi thơ và tình bạn trong sáng không thể ngăn cách được.
→ Tình bạn vô cùng hồn nhiên trong sáng và tươi đẹp. Tình cảm ấy như một dấu ấn giữa cuộc đời của tác giả để rồi hơn 40 năm sau ông vẫn còn nhớ như in và kể lại hết sức chân thành, xúc động.
Tuổi thơ của A-li-ô-sa may mắn trong tình yêu thương của bà. Bà ngoại của chúng trở nên nguồn hạnh phúc là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn. Bà là chỗ dựa, chở che và bảo vệ em khi gặp điều chẳng lành.
→ Tuổi thơ của tác giả trải qua tình bạn và tình thương ấm áp của bà. Tình yêu thương đó đã giúp A-li-ô-sa vượt trên số phận bất hạnh của mình.
Qua những dòng tự thuật của Mác-xin Go-rơ-ki ta hiểu thêm tâm hồn trong trẻo biết yêu bà, yêu bạn, lớn lên trong tình yêu che chở của bà.
3. Kết bài
- Cảm nhận của bản thân về tác phẩm. Giá trị nội dung và nghệ thuật, liên hệ thực tiễn.
3. Soạn bài Những đứa trẻ
Đọc chương 9 tập Thời thơ ấu, dõi theo hành trình của cậu bé Pê-scốp, lòng chúng ta xôn xao rung động trước vẻ đẹp một tâm hồn thơ bé. Tình bạn, tình yêu bà của bé A-li-ô-sa Pê-scốp nhiều rung động, chứa chan. Để tìm hiểu sâu hơn về tác phẩm này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tại đây: Bài soạn Những đứa trẻ.
4. Một số bài văn mẫu về Những đứa trẻ
Đoạn trích "Những đứa trẻ" trích trong tác phẩm "Thời thơ ấu" được Mác-xim Go-rơ- ki viết vào những năm 1913 - 1914, cũng là những năm tháng sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội Nga trở nên gay gắt. Tác phẩm mang tính chất tự thuật về chính cuộc đời của tác giả và những người hàng xóm, người thân trong gia đình ông. Để nắm vững nội dung bài học cũng như dễ dàng viết hoàn chỉnh bài văn, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
[vanmau]