Ra-Ma buộc tội - Ngữ văn 10

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Vài nét về sử thi Ấn Độ

  • Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta là hai bộ sử thi Ấn Độ nổi tiếng, văn học Ấn Độ.
  • Hai tác phẩm này có ảnh hưởng sâu rộng, lâu bền trong văn học, văn hóa không những của dân tộc Ấn mà còn của nhiều nước Đông Nam Á.

b. Sử thi Ra-ma-ya-na

  • Sự ra đời: Ra-ma-ya-na được hình thành vào khoảng thế kỉ III trước công nguyên, được bổ sung, trau chuốt bởi nhiều thế hệ tu sĩ - thi nhân và đạt đến hình thức hoàn thiện cuối cùng nhờ đạo sĩ Van-mi-ki.
  • Tóm tắt tác phẩm: Tác phẩm bao gồm 24.000 câu thơ đôi kể về những kì tích của hoàng tử Ra-ma
    • Khúc ca 1: Miêu tả thời niên thiếu của Ra-ma
    • Khúc ca 2: Nguyên nhân lưu đày của Ra-ma
    • Khúc ca 3: Nàng Xi- ta bị quỷ vương Ra-va-na-bắt
    • Khúc ca 4: Ra-ma liên kết với vua khỉ Xu-gri-va
    • Khúc ca 5: Cuộc do thám của tướng khỉ Ha-nu-man
    • Khúc ca 6: Cuộc giao tranh giữa Ra-ma và quỷ vương, sự ghen tuông của Ra-ma
    • Khúc ca 7: Kể về cuộc đoàn viên

c. Đoạn trích

  • Vị trí đoạn trích: Đoạn trích thuộc Khúc thứ 6, Chương 79.
  • Bố cục: 2 đoạn
    • Đoạn 1: (từ đầu đến "chịu đựng được lâu") Lời buộc tội của Ra-ma
    • Đoạn 2: (phần còn lại) Lời đáp và hành động của Xi-ta

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Nhân vật Ra-ma

  • Những diễn biến, tâm trạng của Ra-ma
    • Tiêu diệt Ra-va-na vì uy tín và danh dự của dòng họ ⇒ giải quyết xung đột có tính cộng đồng
    • Với tư cách là vua, người anh hùng không chấp nhận một người vợ đã chung chạ với kẻ khác
    • Với tư cách là chồng, Ra-ma ghen tuông, ngờ vực đức hạnh của Xi-ta.
    • Qua ngôn ngữ, giọng điệu
      • Lời lẽ trịnh trọng oai nghiêm của bậc quân vương: “ta”“phu nhân cao quý”.
      • Lời lẽ lạnh lùng, phũ phàng, thậm chí sỉ nhục Xi ta trước mặt mọi người “phải biết chắc…nghi ngờ đức hạnh của nàng”.
    • Qua thái độ
      • Xem thường, xúc phạm đến phẩm hạnh của Xi-ta
      • Xua đuổi Xita
    • Trước hành động cao cả của Xi-ta (bước lên giàn hoả thiêu):
      • Rama kiên quyết không nói một lới, ngồi câm lặng “đầu dán xuống đất”.
      • Rama tê dại “nom chàng khủng khiếp như thần chết”.

⇒ Tâm trạng Rama là sự đan xen giữa tình yêu và lòng ghen, giữa tình cảm đời thường và phong thái cao quý của bậc quân vương. Do đó nó diễn ra phức tạp, nhiều cung bậc, nhiều sắc thái.

b. Nhân vật Xi-ta

  • Xita ngạc nhiên đến sững sờ trước sự tức giận, lời lẽ buộc tội của chồng
  • Trái tim tan nát, nghẹn ngào nức nở mà thanh minh tấm lòng chung thuỷ của mình bằng những lời lẽ đầy sức mạnh, thấu tình, đạt lí.
    • Xi-ta phê phán, trách móc Ra-ma đã quá xem nàng là phụ nữ tầm thường, không hiểu nàng.
    • Xi-ta phân biệt giữa số mệnh quyền lực của kẻ khác - quỷ Ra-va-na bắt cóc nàng và vòng kiểm soát của nàng-trái tim nàng luôn thuộc về Ra-ma
  • Xi-ta chọn hành động quyết liệt: lên dàn hỏa thiêu
  • Xi-ta cầu khẩn thần A-nhi chứng giám, lựa chọn cái chết để chứng minh phẩm hạnh

⇒ Phẩm chất cao quý của Xi-ta: người phụ nữ thủy chung, kiên trinh và bất khuất, dám bước qua mạng sống của mình, chấp nhận thử thách để chứng minh phẩm hạnh

Ví dụ:

Đề: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Xi-ta

Gợi ý làm bài:

Dưới đây là các gợi ý, các em có thể tham khảo.

  • Trước lời lẽ buộc tội của Ra-ma, Xi-ta đã thể hiện thái độ và tâm trạng qua nét mặt, lời lẽ, hành vi .
    • Khiêm nhường đứng trước Ra-ma” bộc lộ niềm vui và hạnh phúc của nàng sau khi được Ra-ma cứu khỏi vòng tay của quỷ vương.
    • Sự tức giận và thái độ lời lẽ của Ra-ma ⇒ Xi-ta ngạc nhiên đến sững sờ “mở tròn đôi mắt đẫm lệ” và “đau đớn đến nghẹt thở như một cây dây leo bị vòi voi quật nát”, nước mắt nghẹn ngào.
    • Xi-ta nói với Ra-ma bằng sự thanh minh và khẳng định tấm lòng chung thuỷ của mình: Số phận của thiếp đáng chê trách. Nhưng cái gì nằm trong sự kiểm soát của thiếp, tức trái tim thiếp đây là thuộc về chàng.
    • Điều ấy có nghĩa một người phụ nữ mềm yếu làm sao cưỡng lại được sức mạnh quyền lực của quỷ dữ. Chỉ có tái tim và tình yêu của nàng vẫn dành cho Ra-ma. Phải chăng Xi-ta muốn khẳng định tấm lòng chung thuỷ của mình. Xi-ta không dừng lại ở đó, nàng phê phán Ra-ma bằng những lời lẽ hết sức cụ thể:“Hồi chàng phai Ha-nu-man tới dò tin tức về thiếp, có sao chàng không gửi cho thiếp lời nhắn nhủ chàng từ bỏ thiếp”“Chàng chẳng cần phải mạo hiểm để có thể nguy hại đến thân mình và bạn hữu của chàng khỏi phải chịu những phiền muộn đau khổ”. Lời trách móc ấy mạnh mẽ hơn: “Hỡi đức vua! Như một người thấp hèn bị cơn giày vò, người đang nghĩ về thiếp như một phụ nữ tầm thường” và “vì không thể suy xét cho đúng đắn, chàng đã không hiểu được bản chất của thiếp. Chàng không nghĩ đến vì sao hồi thanh niên chàng cưới thiếp”.
  • Ta nhận thấy diễn biến trong tâm trạng của nàng: từ mừng rỡ đến ngạc nhiên; từ tin yêu đén thất vọng; từ bối rối đến điềm tĩnh; từ đau khổ đến tuyệt vọng ⇒ một người phụ nữ bản lĩnh, đáng khâm phục.
    • Nàng nói với Lắc-ma-na (em trai của Ra-ma) ⇒ bình thản bước vào giàn hoả sau khi cầu nguyện thần lửa chứng giám.
    • Nghi lễ thử lửa là sự kiểm chứng đức hạnh con người nên Xi-ta chỉ còn cách bước lên ngọn lửa thiêu để thể hiện lòng chung thuỷ của mình.
    • Thần lửa Anhi không xâm phạm đến nàng mà trong ngọn lửa thân hình nàng lại càng rực rỡ hơn như đoá sen nở xoè, khoe nhị vàng toả hương thơm ngát.
    • Xita nhảy vào giàn hoả thiêu là chi tiết mang tính huyền thoại ⇒ càng làm cho con người nhân cách của Xita thêm toả sáng. Nàng không chết ⇒ (tăng thêm tính bi hùng cho sử thi) nàng không bị lửa thiêu vì phẩm chất của nàng.

3. Soạn bài Ra-ma buộc tội

Ramayana là một trong hai bộ sử thi vĩ đại nhất của người Ấn Độ, là tác phẩm bất hủ, có sức sống trường tồn và trở thành bài ca của thời đại . Người Ấn Độ thường tự hào rằng: “chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mòn thì sử thi Ramayana  còn làm say lòng người và cứu giúp họ ra khỏi tội lỗi”. Để nắm được những nội dung cần đạt về đoạn trích Ra-ma buộc tội, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Ra-ma buộc tội.

4. Một số bài văn mẫu văn bản Ra-ma buộc tội

Đoạn trích Ra-ma buộc tội kể về sự kiện hoàng tử Ra-ma sau khi hạ gục quỷ vương Ra-va-na đã giành lại được người vợ yêu quý là nàng Xi-ta kiều diễm. Vợ chồng gặp lại nhau, Xi-ta vui mừng khôn xiết. Nhưng hoàng tử Ra-ma nghi ngờ vợ mình không giữ được trọn vẹn danh tiết trong thời gian bị quỷ Ra-va-na bắt cóc nên đã tuyên bố từ bỏ nàng. Xi-ta không thể thanh minh nên đành bước lên dàn hoả thiêu, nhờ thần Lửa A-nhi chứng giám cho đức hạnh trung trinh của mình. Để tìm hiểu thêm về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mãu dưới đây:

Copyright © 2021 HOCTAP247