Trang chủ Lớp 10 Ngữ văn Lớp 10 SGK Cũ Tuần 24 Ngữ Văn 10 Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh - Ngữ văn 10

Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh - Ngữ văn 10

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Đoạn văn thuyết minh

Câu 1: Hãy nhắc lại:

a) Thế nào là một đoạn văn ?

  • Đoạn văn là phần văn bản được quy ước tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. Đoạn văn là đơn vị cơ sở của văn bản.

b) Một đoạn văn cần đạt được những yêu cầu nào trong các yêu cầu dưới đây

  • Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất
  • Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó
  • Diễn đạt chính xác, trong sáng
  • Gợi cảm, hùng hồn
    • Gợi ý: Một đoạn văn cần đạt được những yêu cầu: cả 4 yêu cầu trên

Câu 2: Theo anh (chị), giữa một đoạn văn tự sự và một đoạn văn thuyết minh có những điểm nào giống và khác nhau? Vì sao có sự giống nhau và khác nhau như thế

  • Giữa một đoạn văn tự sự và một đoạn văn thuyết minh có những điểm giống và khác nhau
    • Giống nhau: đều đảm bảo cấu trú thường gặp của một đoạn văn.
    • Khác nhau:
      • Đoạn văn tự sự thường có những yếu tố biểu cảm và miêu tả rất hấp dẫn xúc động. Còn đoạn văn thuyết minh chủ yếu cung cấp tri thức, thiên về giới thiệu sự vật, hiện tượng, không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm như đoạn văn tự sự
      • Đoạn văn thuyết minh nặng về tư duy khoa học.
      • Đoạn văn thuyết minh có thể trình bày theo những phương pháp thường được sử dụng như diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp.
      • Đoạn văn thuyết minh có thể bao gồm ba phần chính: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn có nhiệm vụ giới thiệu chung. Các ý trong thân đoạn có thể được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác - chứng minh...
  • Có sự giống nhau và khác nhau như thế là vì: chúng đều là một phần của văn bản, chịu trách nhiệm đưa ra một nội dung tương đối hoàn chỉnh. Còn khác nhau là do mục đích, chức năng của hai loại văn bản trên.

Câu 3: Một đoạn văn thuyết minh có thể gồm bao nhiêu phần chính? Các ý trong đoạn văn thuyết minh có thể được sắp xếp theo các trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác - chứng minh không? Vì sao?

  • Một đoạn văn thuyết minh có thể gồm 3 phần chính:
    • Mở đoạn
    • Phát triển đoạn
    • Kết đoạn
  • Các ý trong đoạn văn thuyết minh có thể được sắp xếp theo các trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác - chứng minh nhằm mục đích làm tăng tính hấp dẫn và sự lôi cuốn cho đoạn văn.

1.2. Viết đoạn văn thuyết minh

Giả sử phải viết một đoạn văn thuyết minh để cung cấp cho người đọc những hiểu biết chuẩn xác về một nhà khoa học hoặc một tác phẩm văn học, một công trình nghiên cứu, một điển hình người tốt, việc tốt, anh (chị) hãy:

  • Phác qua dàn ý đại cương cho bài viết
  • Tiếp đó, hãy diễn đạt một ý trong dàn ý thành một đoạn văn

Gợi ý:

  • Phác họa dàn ý đại cương (một tác phẩm văn học)
    • Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm (tên tác phẩm, tác giả, đặc điểm khái quát nhất của tác phẩm).
    • Thân bài:
      • Giới thiệu chi tiết về tác phẩm.
      • Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.
      • Giới thiệu các giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm (tuỳ theo từng tác phẩm cụ thể mà có thể có số lượng ý tương ứng với số lượng đoạn văn nhiều ít khác nhau).
      • Giới thiệu những nét đặc sắc về nghệ thuật (tuỳ theo từng tác phẩm cụ thể mà có thể có số lượng ý tương ứng với số lượng đoạn văn nhiều ít khác nhau).
    • Kết bài: Nhận định tổng hợp về tác phẩm (khái quát giá trị, vị trí, ảnh hưởng của tác phẩm)
  • Diễn đạt thành đoạn văn
    • Gợi ý: Dưới đây là đoạn văn gợi ý của một học sinh đã viết

Bức thư thể hiện niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình của tác giả và quân dân nước Việt. Điều này được thể hiện rõ trên mọi phương diện từ việc đánh giá tình hình ta mạnh, địch yến đến việc chỉ ra sáu nguyên nhân dẫn đến bại vong tất yếu của địch; từ việc khuyên giặc ra hàng đến việc sẵn sàng thách thức "một trận thư hùng". Tinh thần yêu chuộng hoà bình còn thể hiện rõ ở cuối lời dụ (trước khi đưa ra lời thách thức): "Nếu muốn rút quân về nước, ta sẽ sửa sang cầu cống, mua sắm thuyền bè,... điều này không chỉ thể hiện trên lời nói mà còn bằng việc làm cụ thể sau chiến thắng (Nguyễn Trãi đã đề cập đến trong Đại cáo bình Ngô)”.

2. Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

Để củng cố thêm kiến thức về văn bản thuyết minh, các em có thể thamm khảo bài soạn Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh.

Copyright © 2021 HOCTAP247