Trang chủ Lớp 10 Ngữ văn Lớp 10 SGK Cũ Tuần 28 Ngữ Văn 10 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật - Ngữ văn 10

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật - Ngữ văn 10

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật

  • Khái niệm: ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật.
  • Phạm vi:
    • Văn bản nghệ thuật
    • Lời nói hàng ngày
    • Phong cách ngôn ngữ khác

1.2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

a. Tính hình tượng

b. Tính truyền cảm

c. Tính cá thể hóa

Ví dụ

Đề: Phân tích tính hình tượng và các tầng ý nghĩa trong khổ thơ sau đây:

Xưa phù du mà nay đã phù sa

Xưa bay đi mà nay không trôi mất

Cho đến được... lúa vàng đất mật

Phải trên lòng bao trận gió mưa qua

(Chế Lan Viên, Nay đã phù sa)

Gợi ý làm bài

  • Phân tích tính hình tượng cần chú ý hai tuyến hình tượng đối lập nhau trong khổ thơ:
    • Phù du, bay đi, trận gió mưa
    • Phù sa, không trôi mất, lúa vàng, đất mật
  • Đó là sự đối lập giữa cái xưa và nay, cái lợi và cái hại
  • Tầng nghĩa thứ nhất nói về thiên nhiên: phù du thì vô bổ, phù sa thì mang lại những đồng bằng phì nhiêu (đất mật) và những vụ mùa bội thu như vậy không  phải không trải qua những trận mưa gió phũ phàng.
  • Tầng nghĩa thứ hai: suy nghĩ ưu tư của nhân vật trữ tình. Cuộc sống sưa thật vô nghĩa và sớm nở tối tàn như kiếp phù du. Còn cuộc sống nay thật là đáng sống" thấy mình như đất phù sa mang lại lợi ích cho ruộng đồng, mùa màng. Tuy rằng có được thành quả như ngày nay thì cũng trat qua nhiều vật lộn, sóng gió.

3. Soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Để nắm thêm vững kiến thức về khái niệm, những đặc trưng phong cách của ngôn ngữ nghệ thuật, các em có thể tham khảo

bài soạn Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Copyright © 2021 HOCTAP247