Cảm nghĩ của em qua bài Phong cách Hồ Chí Minh lớp 9

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

"Cái vĩ đại gắn với cái giản dị trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam" được Viện Văn hóa xuất bản năm 1990. Tác phẩm này được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của tác giả Lê Anh Trà. Văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" trong chương trình Ngữ văn lớp 9 được trích từ tác phẩm đặc sắc này. Hãy .com tìm hiểu bài Phong cách Hồ Chí Minh dưới đây

 Phong cách Hồ Chí Minh

   Hằng năm, vào những ngày 19-5 và 2-9, mọi người có dịp nhìn lại hình ảnh của lãnh tụ chính trị Hồ Chí Minh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Năm 1990, Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội cho in và phát hành sách Hồ  Chí Minh và Văn hóa Việt Nam, trong đó có bài viết của Tiến sĩ Lê Anh Trà.

   Viết ca ngợi chung về một lãnh tụ thì không khó, nhưng viết về một đặc tính nào đó của một lãnh tụ thì không dễ chút nào. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lãnh tụ đa tài. Tài chính trị và quân sự xuyên suốt trong sự nghiệp đấu tranh và nắm giữ chính quyền; tài lí luận qua Tuyên ngôn Độc lập tài viếi truyện, làm tho,... nhưng nổi bật là tài tổng hợp các tinh hoa văn hóa để xác lập phong cách sống của riêng mình: Phong cách Hồ Chí Minh. Tiến sĩ Lê Anh Trà đã nghiên cứu và viết về điều ấy từ chính cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng phép diễn dịch và quy nạp. Trước hết. Tiến sĩ xác định đề tài một cách khái quát và rõ ràng: Phong cách Hồ Ch. Minh chứ không là một điều gì khác.

Nhưng phong cách là gì? Đó là dáng vẻ riêng, nét riêng, về lối làm việc, ứng xử riêng của một người hay một tầng kíp nào đó; nói gọn là lối sống riêng của một người. Cụ thể trong bài viết của Lè Anh Trà là lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lối sống riêng ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu từ đâu? Từ "cuộc đời đầy truân chuyên của mình”. Cái gian nan, vất vả của Người không giống sự gian nan, khó nhọc vì chuyện áo cơm của người bình thường, mà là nỗi truân chuyên của người mang hồn dân tộc tìm đường cứu nước mang “cái gốc văn hóa không gì lay chuyển được ở Người”, ở thầy giáo Nguyễn Tất Thành quyết thực hiện chí nguyện của mình từ bến Nhì Rồng. Từ ấy,


Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con dường cách mạng đang tìm đi
CHẾ LAN VIÊN
(Người đi tìm hình của nước)

"Cái gốc văn hóa" của Người chính là sự năng động và ham học hỏi. “Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi châu Á, châu Mỹ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh”. "Sông dài ngày như thế thì lấy gì để sống? Thì "Người đã làm nhiều nghề" từ lao công xúc tuyết ở Luân Đôn cho tới thợ chụp ảnh ở Paris không phải để làm giàu, mà để “am hiểu về các dân tộc và nhân dân thế giới”, để “học hỏi, tìm hiếu văn hóa nghệ thuật" và “tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay dồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chú nghĩa tư bản”. Lê Anh Trà đã nêu những điều ấy để chứng minh tính năng động, ham học hỏi, phê phán những tiêu cực từ thực tế nơi mà Người đã sống, đã chịu bao "truân chuyên" để đạt được kết quả là “Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Nga, Hoa,..", và “khá uyên thâm” về kiến thức văn hóa, nghệ thuật. Và như thế người đọc nhận ra đoạn văn nghị luận viết theo phép diễn dịch của Lê Anh Trà khá mạch lạc, chặt chẽ, không chỉ đề cập đến tính ham học hỏi, năng động mà còn khơi gợi cho người đọc nghĩ về khả năng sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ấy là Người đã "nhào nặn" những kết quả đó với cái gốc văn hóa dân tộc “để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị,... nhưng cũng đồng thời rất mới...” Để chứng minh cho nhận xét này, Lê Anh Trà dã so sánh đối chiếu về điều kiện ăn, ở của các lãnh tụ trong lịch sử Việt Nam và thế giới với lối sống cùa Chủ tịch Hồ Chí Minh, về nơi ở thì Người “lấy chiếc nhà sàn nho bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình”, đồ đạc để làm việc và ngủ “rất mộc mạc đơn sơ”, trang phục thì “bộ áo quần bà ba nâu, chiếc áo trân thu, đói dép lốp”, các thức ăn uống thì “cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa”. Chắc chắn lối sống đó khác, rất khác với lối sống của các vị vua chúa ngày xưa, khác với các vị vua, tổng thống trên khắp thế giới. Nhưng khi tiếp xúc với Người trong khung cảnh đơn sơ, giản dị ấy người ta lại thấy ở Người cung cách “rất mới, rất hiện đại”. Tại sao thế? Là nhờ vốn ngoại ngữ nên Người dễ dàng cập nhật kiến thức; là nhờ khá uyên thâm về kiến thức văn hóa nghệ thuật khiến Người tiếp xúc, ứng xử một cách rất tự nhiên vờ bất cứ một ai ở bất cứ giai tầng nào trong xã hội. Và tất cả những đặc tính tốt đẹp ấy đã được Lê Anh Trà phân tích, so sánh đối chiếu và quy nạp lại một cách cô đọng, đầy ý nghĩa: Phong cách Hồ Chí Minh.

Có lẽ vì ngưỡng mộ “nhân cách rất Việt Nam..., rất hiện đại" nên trong bài viết Lê Anh Trà đã so sánh Người như “một vị tiên” trong truyện thần thoại, nghĩ về Người như nghĩ đến “các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ờ Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm ở quê nhà với những thú quê thuần đức:

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao... ”

Đúng là sự nghi về, so sánh đối chiếu mang ý nghĩa nhắc nhở về đạo đức như là “một quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống”, "một cách tuyên dương tinh thần” chứ “hoàn toàn không phải để "thần thánh hóa” một con người.

   Tóm lại, với lốii văn trong sáng, ngắn gọn, những dẫn chứng cụ thể và rõ ràng, cách lập luận diễn dịch và quy nạp chặt chẽ, Lê Anh Trà đã giúp ngươi đọc thấy rõ hơn về giá trị phong cách sống của Hồ Chí Minh để thêm lòng tin trong học tập và làm theo gương của Người.

 

 

Mong rằng bài viết trên của .com sẽ giúp các bạn hiểu thêm về tác phẩm. Chúc các bạn đạt điểm cao !
 

Copyright © 2021 HOCTAP247