I. Tìm hiểu việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
1. Ôn tập văn bản thuyết minh
Văn bản thuyết minh có những tính chất gì? Nó được viết ra nhằm mục đích gì? Cho biết các phương pháp thuyết minh thường gặp?
Trả lời:
- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
- Đặc điểm chủ yếu: trình bày các đặc điểm tiêu biểu của sự vật hiện tượng.
- Tính chất: cung cấp những tri thức khách quan, xác thực, phổ thông và hữu ích cho con người.
- Các phương pháp thuyết minh thường dùng:
+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
+ Phương pháp liệt kê.
+ Phương pháp nêu ví dụ.
+ Phương pháp dùng số liệu.
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp phân loại, phân tích.
2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
Văn bản này thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào? Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng không? Văn bản đã vận dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu?
Trả lời:
a.
- Thuyết minh về sự kì lạ của Đá và Nước ở Hạ Long.
b. Phương pháp thuyết minh:
- Phương pháp nêu định nghĩa
- Phương pháp giải thích
- Phương pháp lệt kê.
Câu văn nêu khái quát sự kì lạ của Hạ Long: "Chính Nước làm cho Đá sống dậy, làm cho Đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận, và có tri giác, có tâm hồn"
c. Để cho sinh động, tác giả còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật:
- Biện pháp tưởng tượng, liên tưởng để giới thiệu sự kì lạ của Hạ Long.
+ Nước tạo nên sự di chuyển và di chuyển theo mọi cách tạo nên sự thú vị của cảnh sắc.
+ Tuỳ theo góc độ và tốc độ di chuyển của khách, tuỳ theo cả hướng ánh sáng rọi vào các đảo đá mà thiên nhiên tạo nên thế giới sống động. Biến hoá đến lạ lùng.
- Biện pháp nhân hoá:
+ Đá có tri giác, có tâm hồn
+ Gọi đá là thập loại chúng sinh, là thế giới người, là bọn người bằng đá hối hả trở về.
=> Làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh, gây hứng thú cho người đọc.
II. LUYỆN TẬP
1.
a. Văn bản có tính chất thuyết minh không? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào? Những phương pháp thuyết minh nào đã được sử dụng?
b. Văn bản thuyết minh này có nét gì đặc biệt? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
c. Các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gây hứng thú, làm nổi bật nội dung cần thuyết minh hay không?
Trả lời:
a.
- Văn bản trên có tính thuyết minh.
- Biểu hiện: Tính chất thuyết minh được thể hiện ở việc giới thiệu về loài ruồi rất có hệ thống:
+ Tính chất chung về họ, giống, loài
+ Tập tính sinh sống: sinh đẻ, đặc điểm cơ thể...
+ Cung cấp những kiến thức đáng tin cậy về loài ruồi: Giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, ý thức diệt ruồi.
- Những phương pháp thuyết minh được sử dụng trong văn bản:
+ Định nghĩa: thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới...
+ Phân loại: các loại ruồi.
+ Số liệu: số vi khuẩn, số lượng sinh sản của một cặp ruồi.
+ Liệt kê: mắt lưới, chân tiết ra chất dính...
b.
- Nét đặc biệt:
+ Hình thức: giống như văn bản tường thuật một phiên toà.
+ Nội dung: giống như câu chuyện kể về loài ruồi.
- Những biện pháp nghệ thuật:
+ Nhân hoá
+ Liệt kê
c. Tác dụng Gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa là truyện vui vừa học thêm tri thức.
2. Đọc đoạn văn sau và nêu nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh.
Bà tôi thường kể cho tôi nghe rằng chim cú kêu là có ma tới. Tôi hỏi vì sao thì bà giải thích: “Thế cháu không nghe tiếng cú kêu thường vọng từ bãi tha ma đến hay sao?”. Sau này học môn Sinh học tôi mới biết không phải là như vậy. Chim cú là loài chim ăn thịt, thường ăn thịt lũ chuột đồng, kẻ phá hoại mùa màng. Chim cú là giống vật có lợi, là bạn của nhà nông. Sở dĩ chim cú thường lui tới bãi tha mà vì ở đó có lũ chuột đồng đào hang. Bây giờ mỗi lần nghe tiếng chim cú, tôi chẳng những không sợ mà còn vui vì biết rằng người bạn của nhà nông đang hoạt động.
Trả lời:
Các biện pháp nghệ thuật được sứ dụng là: đoạn văn thuyết minh chim cú gắn với hồi ức tuổi thơ, với nhận thức mê tín từ thuở bé. Tri thức khoa học đã đẩy lùi sự ngộ nhận ngây thơ ấy.
Copyright © 2021 HOCTAP247