Trang chủ Lớp 9 Soạn văn Lớp 9 SGK Cũ Xưng hô trong hội thoại Soạn bài Xưng hô trong hội thoại - Ngữ văn 9 tập 1

Soạn bài Xưng hô trong hội thoại - Ngữ văn 9 tập 1

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Với bài học Xưng hô trong hội thoại, xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Xưng hô trong hội thoại đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

xưng hô trong hội thoại

Xem thêm Các phương châm hội thoại

Các phương châm hội thoại (Tiếp theo)

Câu 1 (Trang 38 SGK Ngữ văn 9 tập 1)

   Những từ ngữ để xưng hô thường được dùng trong tiếng Việt:

- Mối quan hệ cá nhân hoặc tập thể: tôi – chúng tôi, mình – chúng mình…

- Mối quan hệ bạn bè: tớ - cậu, tớ - bạn, mình – bạn, mày – tao, chúng mày – chúng tao…

- Mối quan hệ họ hàng: Cô, dì, chú, bác, cậu…

- Mối quan hệ gia đình: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em, em dâu, em rể, anh rể,…

Và còn rất nhiều các cách xưng hô trong các mối quan hệ khác

   Tác dụng của các cách xưng hô trong tiếng Việt:

- Xác định mối quan hệ giữa hai người với nhau hoặc nhiều người với nhau

- Thể hiện rõ vai vế, trên dưới trong mối quan hệ

- Thể hiện sự kính trọng đối với bề trên, lịch sự đối với bề dưới

Câu 2 (Trang 38 SGK Ngữ văn 9 tập 1)

a) Dế mèn trong ngôi kể thứ nhất, xưng tôi

   Dế mèn gọi dế choắt là chú mày, xưng ta

   Choắt gọi dế mèn là anh, xưng em

Có thể thấy, cách xưng hô của dế mèn thể hiện sự kiêu ngạo, kiêu căng của bề trên, của kẻ có sức mạnh còn dế choắt thì thể hiện sự tôn trọng, nhún nhường, lễ phép dành cho bậc trên

b) Tình huống lúc này đã cho thấy một khía cạnh khác

   Dế mèn xưng hô với dế choắt là anh – tôi còn dế choắt cũng xưng hô tôi – anh cho thấy sự bình đẳng và tôn trọng giữa dế mèn và dế choắt

   Ở đoạn hội thoại thứ nhất, khi dế choắt còn là kẻ yếu, bị dế mèn bắt nạt thì đã có sự phân biệt vai vế trong cách giao tiếp. Còn đến đoạn hội thoại thứ hai, khi dế mèn phải mang ơn dế choắt thì quan hệ của họ lúc này đã có sự thay đổi, trở nên bình đẳng hơn.

   Dế mèn sau khi được giúp đã thấy hối hận về những hành động trước kia của mình. Hai người có vị thế thay đổi ở tình huống thứ hai. Dế mèn cảm thấy xúc động và cảm phục dế choắt. Dế choắt cũng dành cho dế mèn những lời khuyên rất chân thành.

Luyện tập

Câu 1 (Trang 39 SGK Ngữ văn 9 tập 1)

   Cách phân biệt cách từ ngữ chỉ ngôi số nhiều trong tiếng Việt như sau:

- Chúng tôi, chúng em: ngôi số nhiều, chỉ một tập thể đang nói, không bao gồm những người nghe

- Chúng ta: Nhắc đến cả người nói và cả những người nghe

- Chúng mình: có hai cách hiểu, nó vừa bao gồm cả người nghe, vừa có thể không bao gồm người nghe

Ở đây, cô học viên đã sử dụng sai từ trong hoàn cảnh này. Cô và vị giáo sư sẽ thành hôn vào ngày mai nhưng lại dùng từ chúng ta, nên sửa lại thành chúng tôi.

Câu 2 (Trang 40 SGK Ngữ văn 9 tập 1)

   Trong các văn bản khoa học:

- Tác giả xưng “tôi” nhằm nhấn mạnh ý kiến, quan điểm mang tính cá nhân

- Tác giả xưng “chúng tôi” nhằm tăng tính khách quan cho sự việc được nói đến và thể hiện sự khiêm tốn của người viết

Câu 3 (Trang 40 SGK Ngữ văn 9 tập 1)

   Đứa bé xưng hô với sứ giả là ta – ông cho thấy sự mạnh mẽ, thần thái hơn người của đứa trẻ này. Cách cậu nói với mẹ cũng đầy quyết đoán

Câu 4 (Trang 40 SGK Ngữ văn 9 tập 1)

   Khi cậu học trò năm xưa giờ đã trở thành một vị tướng nhưng gặp lại thầy vẫn xưng hô con – thầy cho thấy đây là một người biết tôn kính bề trên, lễ phép và biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình, không vì có chức có quyền mà quên đi người thầy

Câu 5 (Trang 40 SGK Ngữ văn 9 tập 1)

   Trong xã hội cũ, vua chúa thường là đấng tối thượng, là bậc quân vương cả đất nước phải tuân theo nên cách xưng hô có sự phân biệt “trẫm – ngươi”. Đến khi trải qua thời kì đó, Bác Hồ - vị lãnh tụ của dân tộc – xưng hô với nhân dân là “tôi – đồng bào” cho thấy sự thân thuộc, gần gũi và bình đẳng.

Câu 6 (Trang 40 SGK Ngữ văn 9 tập 1)

   Ban đầu chị Dậu xưng: ông – con

   Sau đó là: ông – tôi

   Cuối cùng là: bà – mày

Sự phân biệt vị thế thay đổi theo hoàn cảnh, ban đầu chị Dậu ở vế thấp hơn, phải van lài bọn quân lính nên gọi chúng bằng ông, khi chị nói lí với chúng thì đã chuyển sang sự bình đẳng trong vai vế: ông – tôi và cuối cùng, vì bị bức ép quá dã man, chị đã chuyển sang là: bà – mày. Điều đó cho thấy sự vùng lên mạnh mẽ, sự phản kháng của con người khi bị áp bức.

Thông qua phần Soạn bài Xưng hô trong hội thoại, .com hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích dành cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt!

Copyright © 2021 HOCTAP247